Đăng bởi Để lại phản hồi

CÔNG NGHỆ XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR VÀ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR

CÔNG NGHỆ XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR VÀ ỨNG DỤNG

MBR là viết tắt cụm từ Membrane Bio-Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng) có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng.

Việc ứng dụng Màng lọc MBR là kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai, bể khử trùng và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn sẽ tiết kiệm diện tích bể sinh học

Việc ứng dụng Công nghệ Màng lọc MBR cho chất lượng nước sau xử lý tốt hơn, ổn định hơn công nghệ vi sinh truyền thống. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng.

CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR
CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR

1. Cấu tạo bể MBR

Bể MBR được tạo nên từ các sợi rỗng hình phẳng hoặc dạng ống, thậm chí là kết hợp cả 2 dạng này. Mỗi đơn vị MBR được tạo nên từ nhiều sợi rỗng liên kết với nhau chắc chắn. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu tạo như một màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt để ngăn chặn các chất thải, cặn bã đi qua.

Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất, đó là:

  • Sợi rỗng (HF)
  • Xoắn ốc
  • Phiến và khung (dạng phẳng)
  • Hộp lọc
  • Dạng ống

 2. Tính ưu việt của công nghệ

  • Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao thường tốt hơn chất lượng loại A của QCVN 14:2008 / BTNMT, do đó, nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho các mục đích như: rửa sàn, tưới cây,…
  • Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống và các công nghệ vi sinh khác.
  • Tiết kiệm diện tích cao nhất.
  • Phù hợp với những nơi có địa hình lắp đặt phức tạp.
  • Tính tự động hóa cao.
  • Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

3. Nguyên lý xử lý nước thải bằng màng lọc MBR

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

QUY TRÌNH XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR
QUY TRÌNH XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.

Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 – 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng

Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị tắc nghẽn màng.

4. Lĩnh vực áp dụng Công nghệ xử lý nước thải MBR

Công nghệ MBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD,N,P) như được liệt kê dưới đây:

Nước thải sinh hoạt ( áp dụng cho khách sạn, nhà hàng, Resort, và nước thải sinh hoạt các nhà máy trong các khu công nghiệp,…).

Nước thải bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.

Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa, chế biến thủy sản..)

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ VỀ MÀN LỌC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBR

XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
MÀN LỌC NƯỚC
MÀN LỌC NƯỚC

BÀI VIỆT LIÊN QUAN: công nghệ xữ lý nước thải AAO 

công nghệ xữ lý nước thải MBBR

Một số SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC THẢI khác tại đây

Đăng bởi Để lại phản hồi

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO VÀ ỨNG DỤNG

Công nghệ xử lý nước thải AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO

Như lần trước Viphaen đã giới thiệu đến quý khách một số công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay trong bài viết “ 3 công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

Thì qua bài viết này Viphaen sẽ đi sâu hơn về công nghệ xử lý nước thải AAO.

Công nghệ xủ lý nước thải AAO là gì ??

AAO hay còn được gọi là A2O:  là viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.

  1. Nguyên lý xử lý AAO

Nước thải được xử lý triệt để qua hoạt động phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải của hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

– Quá trình xử lý kỵ khí:  Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động…

– Quá trình xử lý yếm khí: Khử  nitrat thành khí nitơ N2, giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.

– Quá trình hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

– Tiệt trùng: bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung hypocloride canxi (Ca(OCl)2) để khử các vi trùng gây bệnh…

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO

Công nghệ AAO bao gồm 3 quá trình:

Quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí)

Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

  • Thủy phân: Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo).

Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.

  • Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
  • Methane hóa (methanogenesis): Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.

Quá trình Anoxic (Thiếu khí)

Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

QUÁ TRÌNH ANOXIC
QUÁ TRÌNH ANOXIC

Quá trình khử Nitrat

Khử nitrate, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí nitơ, nito oxitN2Ohay NO  được thực hiện trong môi trường thiếu khí (Anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là:

  •   Đồng hóa: Quá trình khử nitrat thành amoniac NH4+ sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi amoniac không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
  •   Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrat bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrat thành nitrit, oxit nito và khí nitơ: NO3- => NO2- =>NO(g)=> N2O (g) => N2(g)

Hầu hết vi khuẩn khử nitrate là dị dưỡng, nghĩa là chúng lấy carbon cho quá trình tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, vẫn có một số loài tự dưỡng, chúng nhận carbon cho tổng hợp tế bào từ các hợp chất vô cơ. Ví dụ loài Thiobacillus denitrificans oxy hóa nguyên tố S tạo năng lượng và nhận nguồn carbon tổng hợp tế bào từ  CO2 tan trong nước hay HCO3-

Phương trình sinh hóa của quá trình khử nitrate sinh học:

Tùy thuộc vào nước thải chứa carbon và nguồn nitơ sử dụng.

Phương trình năng lượng sử dụng methanol làm chất nhận electron:

6 NO3-  +  5 CH3OH  =>  5 CO2   +  3 N2  +  7 H2O  +  6 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối:

– NO3-  +  1,08 CH3OH   + 0,24 H2CO3  =>  0,056 C5H7O2N  +  0,47 N2  +   1,68 H2O  +   HCO3-

– O2 + 0,93 CH3OH + 0,056 NO3- => 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,04 H2O + 0,59 H2CO3 + 0,56 HCO3-

Phương trình năng lượng sử dụng metanol, amoniac-N làm chất nhận electron:

NO3-  +  2,5 CH3OH   + 0,5 NH4+  +  0,5 H2CO3  => 0,5 C5H7O2N  +  0,5 N2  +4,5 H2O  +  0,5 HCO3-

 Phương trình năng lượng sử dụng metan làm chất nhận electron:

5 CH4  +  8NO3-  => 4 N2  +  5 CO2  +  6 H2O + 8 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối sử dụng nước thải làm nguồn cacbon, amoniac-N, làm chất nhận electron:

NO3-  +  0,345 C10H19O3N +  H+ +  0,267 NH4+  +  0,267 HCO3- =>  0,612 C5H7O2N + 0,5 N2  +2,3 H2O  +  0,655 CO2

Quá trình Oxic (Hiếu khí)

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ (chất ô nhiễm cần xử lý). Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms,… sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Điều kiện chung cho vi khuẩn nitrat hóa pH = 5,5 – 9 nhưng tốt nhất là 7,5. Khi pH < 7 thì vi khuẩn phát triển chậm, oxy hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 – 40oC.

Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nếu dùng biện pháp tác động vào như: sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lí là 20 – 400C, tối ưu là 25 – 300C.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:

–   Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.

CxHyOz  + O2 → CO2 + H2O + ∆H

–   Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào

CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H

–   Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.

C5H7¬NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’

  1. Ứng dụng công nghệ AAO

Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…

Công nghệ AAO thường được kết hợp với giá thể di động (MBBR) dùng màng MBR để tăng hiệu quả xử lý.

* Ưu điểm:

– Chí phí đầu tư thấp, chi phí của hệ thống bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị chính như Máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm…,
– Phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác
– Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn A hoặc B, tùy vào mục tiêu thiết kế
– Tiêu thụ ít năng lượng

* Nhược điểm:

– Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, tải trọng đầu vào.
– Diện tích xây dựng hệ thống phải đủ lớn
– Yêu cầu đảm bảo duy trì nồng độ bùn vào khoảng từ 3 – 5 g/l, nếu nồng độ bùn quá cao dẫn đến bùn khó lắng và bị trôi ra ngoài, nếu nồng độ bùn thấp, khả năng xử lý của bùn không cao dẫn đến quá tải bùn chết và bị trôi ra ngoài.
– Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra

 

Trên đây là đôi nét về công nghệ xử lý nước thải AAO mà quý khách hàng có thể tham khảo.

Để chi tiết hơn quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến VIPHAEN để được tư vấn thi công áp dụng, vận hành công nghệ AAO.

Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về một số công nghệ khác tại đây:

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Nguyên tắc hoạt động của MBR

Một số SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC THẢI khác tại đây

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hệ thống xử lý nước thải như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp ?

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Hệ thống xử lý nước thải như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp ?

Hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp của tôi vừa có NƯỚC THẢI SINH HOẠT vừa có NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP thì phải xây dựng riêng hai hệ thống hay sao ?

Điều này đã không quá xa lạ với những công ty sản xuất công nghiệp quy mô lớn, bênh cạnh việc sản xuất các sản phẩm như ngành dệt may, da giày, in sơn… là nguồn phát sinh nước thải công nghiệp không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó số lượng công nhân tham gia sản xuất mỗi ngày là nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ( từ các hoạt động tắm rửa, vệ sinh, ăn uống… ).
Một câu hỏi lớn đặt ra, với mỗi loại nước thải có quy định xả thải riêng, có công nghệ xử lý phù hợp. Vậy làm sao chủ doanh nghiệp, người quản lý có thể nắm rõ được công ty mình cần tuân theo quy định nào, nước thải phải xử lý theo công nghệ nào là hợp lý và hiệu quả, và nước sau khi xử lý phải đạt QCVN nào ? QCVN 14 – 2008/ BTNMT – Nước thải sinh hoạt hay QCVN 40-2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
Sẽ thật khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành về cả chi phí cũng như thời gian, diện tích nếu doanh nghiệp phải xây dựng riêng lẻ hai hệ thống với hai loại nước thải khác nhau.
Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có nhiều diện tích để xây dựng nhưng hệ thống quy mô lớn, bắt buộc họ phải tận dụng linh hoạt các phương án xây dựng hệ thống âm hay nổi tùy theo tình hình doanh nghiệp hiện có.

Để có câu trả lời hữu ích nhất về hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp, VIPHAEN sẽ cùng bạn đọc lần lượt tháo gỡ những khuất mắc sau đây:

Đầu tiên điều quý doanh nghiệp nên quan tâm là lưu lượng phát sinh mỗi ngày của từng loại nước thải, đối với một số ngành công nghiệp đặc thù như dệt nhuộm, cao su, mực in với  thành phần nước thải thường không ổn định, phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vật liệu được nhuộm, thuốc nhuộm, phụ gia, các hóa chất khác được sử dụng, thiết bị nhuộm vì vậy mà nước thải có một số đặc trưng như:

  • Nước thải có độ màu cao,
  • pH, nhiệt độ của nước thải cao.
  • COD trong dòng thải lớn.
  • Hàm lượng các hóa chất trong nước thải rất cao.

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Vì vậy mà cân nhắc đặc tính nước thải để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp là điều quan trọng hàng đầu

Làm sao để tránh sốc tải đối với hệ thống xử lý có nhiều loại nước thải khác nhau ?
Đối với một số doanh nghiệp, để tiết kiệm diện tích, việc chú trọng lựa chọn công nghệ sẽ được ưu tiên hơn, còn với một số doanh nghiệp bằng cách thiết lập các hệ thống sơ bộ để xử lý nhằm giảm nồng độ ô nhiễm trước khi tập trung nhiều loại nước thải lại với nhau cũng là một phương án an toàn và đảm bảo giảm sốc nồng độ cho hệ thống tập trung.

Đối với nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân nên có bể tự hoại nhằm giảm TSS, nấu ăn từ nhà bếp nên đầu tư các máy tách dầu ( nếu không có nhiều diện tích ) hoặc hầm tách dầu để giảm chỉ tiêu dầu mỡ động thực vật,…

– Tiếp theo là lựa chọn tiêu chuẩn xả thải phù hợp cho đầu ra của nước thải: 

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep
Doanh nghiệp của bạn có được phép TỰ CHỌN QCVN xả thải PHÙ HỢP KHÔNG ?
Và điều này còn phải phụ thuộc vào hồ sơ, giấy phép đã được phê duyệt của doanh nghiệp, nó đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật, và cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội.

Tóm lại, đối với một số doanh nghiệp phát sinh từ hai nguồn nước thải trở lên chẳng hạn như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, không cần xây dựng riêng biệt từng hệ thống, chúng ta có thể có những khu xử lý sơ bộ ( đơn giản, tiết kiệm diện tích, gọn nhẹ ) và sau đó dẫn  về hệ thống chung, để tiến hành xử lý đảm bảo tiêu chuẩn xả thải như theo giấy phép, hoặc các hồ sơ liên quan.

Hoặc đối với một số doanh nghiệp, tùy theo tỉ lệ nước thải mà có phương án tập trung nước thải tại một hố thu gom và có công nghệ xử lý tương ứng, đảm bảo sự ổn định và đạt hiệu quả.

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep
he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Bài viết tham khảo về hệ thống xữ lý nước thải :

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-bia-nuoc-giai-khat/

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien/

https://moitruongvietphat.com/thi-cong-he-thong-xu-ly-nuoc-thai/

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Đăng bởi Để lại phản hồi

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ

Xữ lỹ nước thải

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ

1. Nguồn phát sinh nước thải từ Cơ sở Giết mổ?

Nước thải từ lò mổ được phát sinh từ:

– Nguồn thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại, tắm cho gia súc, Giết mổ gia súc (heo, bò, dê …), gia cầm (gà, vịt…), Rửa sản phẩm

– Nguồn thải từ hoạt động trong các nhà bếp, phòng ăn.

– Nguồn thải từ các hoạt động cá nhân của các công nhân viên

2. Thành phần ô nhiễm trong nước thải từ Cơ sở Chăn

Trong nước thải từ Cơ sở Giết mổ thì thành phần ô nhiễm đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ, Photpho, phế phẩm động vật, dầu mỡ và một số vi sinh vật có trong phân có thể gây bệnh cho con người như nhóm virut, vi khuẩn, giun sán…

3. Tại sao phải thi công hệ thống xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ?

Theo luật bảo vệ môi trường 2014, cơ sở phải đảm bảo nước thải xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT tương ứng với loại nước thải từ Cơ sở Giết mổ.

Hệ thống xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ được xây dựng nhằm mục đích xử lý các thông số ô nhiễm trong nước thải đến mức nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.

Tùy lưu lượng, thành phần nước thải từ Cơ sở Giết mổ và nhu cầu của cơ sở phải lắp đặt công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất.

Trường hợp cơ sở xả nước thải không đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 55/2014/QH13 tương ứng với mức độ vi phạm.

4. Công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

he thong xu ly nuoc thai lo giet mo
he thong xu ly nuoc thai lo giet mo



5. Công dụng các hạng mục công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

STT Hạng mục Công dụng Mô tả
Bể xử lý sơ bộ Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải được dẫn qua lưới chắn rác đặt trong bể tách mỡ để giữ lại rác, mỡ nổ trên mặt. Chúng được vớt bỏ thường xuyên
Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn và pH được kiểm soát ở mức trung hòa
Bể kị khí Xử lý COD, BOD nồng độ cao Tại đây pH được duy trì trong khoảng 6,8 – 7,5, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Lượng khí phát sinh sẽ được thu lại có thể sử dụng cho mục đích khác hoặc thải bỏ.
Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.
Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.
Bể khủ trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước
Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước
Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.

6. Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

– Công nghệ sinh học kết hợp kỵ khí và hiếu khí

– Ít sử dụng hóa chất, hóa chất dễ tìm, giá rẻ

– Sự dao động lưu lượng, nồng độ ô nhiễm Ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý

– Loại bỏ hiệu quả COD, BOD

– Hệ thống chạy tự động nên dễ dàng vận hành, bảo trì. Ít tốn chi phí nhân Công

Các bài viết bạn có thể quan tâm

he thong xu ly nuoc thai lo giet mo

https://viphaen.com/product/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-banh-keo/

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-toa-nha-chung-cu/

 

 

    
Đăng bởi Để lại phản hồi

4 Tiêu chí lựa chọn đơn vị thi công hệ thống xữ lý nước thải tốt nhất

THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4 Tiêu chí lựa chọn đơn vị thi công hệ thống xữ lý nước thải tốt nhất

Khi lựa chọn công ty thi công hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư cần quan tâm đến các nội dung sau:

 

  • Công ty có năng lực thi công hệ thống xử lý nước thải đúng ngành nghề, đúng loại nước thải hoặc đã từng làm một công trình tương tự.
  • Công ty có khả năng tổ chức đội ngũ thi công chuyên nghiệp tại địa điểm khu vực công trình
  • Công ty có phương án thi công khả thi với nhu cầu của chủ đầu tư: chi phí đầu tư, diện tích mặt bằng, khả năng quản lý. Phải tiết kiệm tối đa diện tích mặt bằng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công trình bổ trợ khác như khuôn viên, nhà xe, nhà kho …. Ngoài ra, Việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải phải mỹ quan và đồng bộ với các công trình tại cơ sở.Công ty thi công hệ thống xử lý nước thải cân đối mức giá sao cho hợp lý nhất, thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình, hiệu quả xử lý cho cơ sở.
  • Công ty có thiết kế công nghệ xử lý nước thải hiệu quả: đạt uy chuẩn, vận hành đơn giản.
  • Công ty phải đảm bảo chất lượng. Từ các máy móc thiết bị đến hệ thống đường ống, vật liệu xây dựng, dây dẫn và thiết bị điện, hệ thống điều khiển,…đều sử dụng các chất liệu bền tốt, thương hiệu có uy tín, phù hợp với khả năng đầu tư của cơ sở.
  • Công ty phải có chính sách bảo hành nghiêm túc và dịch vụ hậu mãi chu đáo cho cơ sở. Phải nắm rõ các quy định về bảo vệ môi trường để hỗ trợ giải quyết tốt nhất cho cơ sở.

 

viphaen - Xử lý nước thải

**Lý do vì sao nên chọn VIPHAEN  làm đơn vị xử lý nước thải ?

  •  Dịch vụ trọn gói dễ dàng đáp ứng các vấn đề phát sinh từ nước thải như hồ sơ, bảo dưỡng, hóa chất, thiết bị cụ thể như sau:

  1. Tư vấn – Thiết kế hệ thống xử lý nước thải

  2. Xây dựng – Xây lắp thi công công trình xử lý nước thải.

  3. Vận hành – chuyển giao công nghệ.

  4. Cung cấp các thiết bị xử lý nước thải dành cho việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp …

Từ các máy móc thiết bị đến hệ thống đường ống, vật liệu xây dựng, dây dẫn và thiết bị điện, hệ thống điều khiển,…đều sử dụng các chất liệu bền tốt, thương hiệu có uy tín, phù hợp với khả năng đầu tư của cơ sở.

      5. Lập các báo cáo, phân tích môi trường ….

  • Các chương trình hậu mãi lâu dài, bên vững cho doanh nghiệp.

Công ty phải có chính sách bảo hành nghiêm túc và dịch vụ hậu mãi chu đáo cho cơ sở. Phải nắm rõ các quy định về bảo vệ môi trường để hỗ trợ          giải quyết tốt nhất cho cơ sở.

     1.Bảo hành sản phẩm bao gồm cả thiết bị và hệ thống

     2.Đảm bảo đầu ra đạt chuẩn sau khi bàn giao công trình

    3.Theo dõi vận hành thử nghiệm nước thải

    4.Lấy mẫu, phân tích mẫu cho báo cáo định kỳ hằng năm

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn và kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xử lý nước thải, hồ sơ thủ tục môi trường.

  • Gía cả hợp lý, nhiều ưu đãi, sản phẩm mang lại hiệu quả cao

lua chon don vi thi cong he thong xu lý nuoc thai
lua chon don vi thi cong he thong xu lý nuoc thai
Đăng bởi Để lại phản hồi

3 Công nghệ xữ lý nước thải tốt nhất hiện nay

Công nghệ xữ lý AAO

3 Công nghệ xữ lý nước thải tốt nhất hiện nay

Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mang các thành phần hoạt chất có nồng độ cao hơn bình thường, xử lý nước thải là việc kết hợp các giái pháp công nghệ thiết bị chuyên ngành nhằm loại bỏ, loại giảm các thành phần có trong nước thải, nhằm làm giảm hoặc loại trừ tác động ô nhiễm môi trường của nước thải.

Trải qua thời gian thực nghiệp thi công, Viphaen xin giới thiệu đến quý khách một số công nghệ xữ lý nước thải tiên tiến hiện nay.

  1. Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Một trong những phương pháp xữ lý nước thải đầu tiên cũng tôi muốn nhắc đến là công nghệ xữ lý nước thải MBBR, bởi tính tiết kiệm diện tích giảm thiểu chi phí và khả năng xữ lý cao của công nghệ MBBR này.

A. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ MBBR

MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Công nghệ xữ lý MBBR
Công nghệ xữ lý MBBR

Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộncác giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.

Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.

Ngoài ra, công nhệ MBBR còn mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn so với một số công nghệ cũ. Hơn nữa, công nghệ MBBR còn có thể xử lý tất cả các loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, y tế,…

Giá thể MBBR
Giá thể MBBR

B. Ưu điểm của công nghệ xữ lý MBBR

  • Diện tích công trình nhỏ, tiết kiệm diện tích đáng kể cho doanh nghiệp
  • Chi phí vận hành, bão dưỡng thấp, quá trình vận hành đơn giản
  • Hiệu quả xữ lý BOD cao , có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT
  • Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xữ lý triệt để nito, photpho và các hoạt chất khó phân hủy khác..
  • Hàm lượng bùn thấp
  • Không phát sinh mùi khi vận hành
  • Điều kiện tải trọng cao
  • Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải

C. Nhược điểm của công nghệ MBBR

Ngoài những ưu điểm vượt trội của công nghệ MBBR như trên, bể MBBR còn có một số nhược điểm như sau:
– Công nghệ MBBR cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau MBBR
– Chất lượng bám sinh của vi sinh vật sẽ phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR
– Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng

  1. Công nghệ xữ lý nước thải AAO.

AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

A. Nguyên lý xử lý AAO:

Sau khi xử lý sơ bộ nước thải được bơm vào cụm xử lý sinh học theo công nghệ AAO, nước thải được xử lý qua bể bùn hoạt tính yếm khí, tiếp đến sẽ chảy vào bể vi sinh hiếu khí, vi sinh vật sống bám trên các hạt bùn trong bể, tại đây quá trình vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ tốc độ cao, sau quá trình này thì các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải vì thế mà giảm dần, đặc biệt quá trình này làm giảm đáng kể hàm lượng N, P, có trong nước thải.

Trong đó: Yếm khí: để khử Hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, P,… Thiếu khí: để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD,

Công nghệ xữ lý AAO
Công nghệ xữ lý AAO

B. Ưu điểm công nghệ AAO

  • Chi phí vận hành thấp
  • Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy muốn chuyển địa điểm
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các moodun hợp khối mà không dỡ bỏ để thay thế
  • Hiện nay, công nghệ AAO được ứng dụng rộng rãi trong các  hệ thống xử lý nước thải, như hệ thống xữ lý nước thải bệnh viện, hệ thống xữ lý nước thải chung cư, nước thải sinh hoạt,….Với những ưu điểm và hiệu quả xử lý của nó, àm công nghệ này được lựa chọn nhiều.

C. Nhược điểm công nghệ AAO

  • Yêu cầu diện tích xây dựng.
  • Sử dụng kết hợp nhiều hệ vi sinh, hệ thống vi sinh nhạy cảm, dễ ảnh hưởng lẫn nhau đòi hỏi khả năng vận hành của công nhân vận hành. Mô hình công nghệ AAO.
  1. Công nghệ xữ lý màn lọc MBR

Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng). Đây là công nghệ đã được các chuyên gia trong nước, nước ngoài nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước thải.

  1. Nguyên tắc hoạt động của MBR

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài. Phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.

Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại. Trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.

Công nghệ xữ lý MBR
Công nghệ xữ lý MBR

B. Ưu điểm công nghệ MBR

  • Điểu chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xữ lý nước
  • Có thể loại bỏ các vi sinh vật nhỏ như : coliform, E-coli…
  • Thời gian xữ lý ngắn
  • Thời gian lưu bùn dài
  • Không cần lắp bể thứ cấp, tiết kiệm diện tích
  • Dễ kiểm soát quy trình, điều khiển tự động

C. Nhược điểm hệ thống MBR

  • Màn thường hay bị nghẽn
  • Phải dùng hóa chất để làm sạch màn ( định kỳ từ 6-12 tháng)

Để tìm hiểu thêm về các công nghệ xữ lý nước thải và được tư vấn chi tiết về hệ thống xữ lý nước thải dành cho doanh nghiệp của bạn xin liên hệ :CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT (VIPHAEN) Hotlien : Hotline: 028 6681 5166

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng khám quy mô nhỏ có cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không?

xử lý nước thải phòng khám quy mô nhỏ

Phòng khám cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không?

Nước thải y tế luôn là vấn đề cần chú trọng trong việc xử lý và xả thải bởi tính chất ô nhiễm và những nguy cơ lây nhiễm từ nước thải y tế, vì vậy mà dù ít nhiều đối với một cơ sở phòng khám cũng nên lắp đặt hệ thống xử lý đối với nguồn phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh.

Đối với các cơ sở y tế, dù là một bệnh viện lớn, một trung tâm, cơ sở y tế hay dù chỉ là một phòng khám nhỏ thì nước thải đều có tính chất như nhau. Chỉ khác về công suất và nồng độ. Vì vậy, xử lý nước thải y tế  nói chung và xử lý nước thải phòng khám nói riêng đều bắt buộc phải thực hiện 100% dù lớn hay nhỏ

Hệ thống xử lý nước thải được quy định tại Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:

luật bảo vệ môi trường 2014
luật bảo vệ môi trường 2014

1.Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

đ) Phải được vận hành thường xuyên.

3.Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

4.Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên đây là quy định về hệ thống xử lý nước thải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật bảo vệ môi trường 2014.

5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?

+ Nước thải y tế mang mầm bệnh ô nhiễm cao như Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae, coliforms vì vậy việc xử lý nước thải y tế sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người.

+ Nước thải y tế có nhiêu thành phần ô nhiễm khác, nếu chưa được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của môi trường
+ Phân huỷ các chất dinh dưỡng trong đất

+ Nước bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh, Các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm vào nước ngầm dẫn tới không thể sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân.

+ Tránh bị xử phạt hành chính khi xả thải trái phép ( xem thêm Bài viết về xử phạt đối với hành vi xả nước thải trái phép )

 

Nên chọn phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải nào là thích hợp cho phòng khám quy mô nhỏ, lưu lượng phát sinh nước thải không nhiều ?

PHÒNG KHÁM NHỎ LẺ CÓ CẦN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÔNG ?
PHÒNG KHÁM NHỎ LẺ CÓ CẦN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÔNG ?

Đối với một số phòng khám quy mô nhỏ, vì vậy lưu lượng nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh ( bao gồm nước thải sinh hoạt từ bệnh nhân, y bác sĩ… tại đây còn có loại nước thải từ các quá trình tiểu phẩu, rửa vết thương… nhưng không quá lớn, thì việc lắp đặt hệ thống xử lý nước bằng module

Hệ thống MODULE được thiết kế tương đối đơn giản, vật liệu sử dụng trong thiết bị có độ bền cao, dễ dàng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý;

Hệ thống hoạt động ổn định, các module xử lý giúp linh động trong quá trình thi công, lắp đặt.

Thời gian thi công ngắn hơn rất nhiều so với công trình truyền thống (do đã được gia công hầu như toàn bộ tại xưởng lắp đặt),

Tiết kiệm diện tích xây dựng;

Tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí đầu tư cụm module thiết bị xử lý nước thải không cao

Chi phí vận hành rất tiết kiệm

4 Lý do vì sao nên chọn VIPHAEN  làm đơn vị xử lý nước thải phòng khám?

viphaen - Xử lý nước thải
viphaen – Xử lý nước thải
  •  Dịch vụ trọn gói dễ dàng đáp ứng các vấn đề phát sinh từ nước thải như hồ sơ, bảo dưỡng, hóa chất, thiết bị cụ thể như sau:
  1. Tư vấn – Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng khám.
  2. Xây dựng – Xây lắp thi công công trình xử lý nước thải phòng khám.
  3. Vận hành – chuyển giao công nghệ.
  4. Cung cấp các thiết bị xử lý nước thải dành cho việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp …
  5. Lập các báo cáo, phân tích môi trường ….
  • Các chương trình hậu mãi lâu dài, bên vững cho doanh nghiệp.

1.Bảo hành sản phẩm bao gồm cả thiết bị và hệ thống

2.Đảm bảo đầu ra đạt chuẩn sau khi bàn giao công trình

3.Theo dõi vận hành thử nghiệm nước thải

4.Lấy mẫu, phân tích mẫu cho báo cáo định kỳ hằng năm

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn và kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xử lý nước thải, hồ sơ thủ tục môi trường.
Đăng bởi Để lại phản hồi

DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ CẦN PHẢI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG ?

Hệ thống quan trắc nước thải tự động

Khi nào doanh nghiệp cần Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Quy định lắp đặt Trạm quan trắc nước thải theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Bên cạnh việc Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, doanh nghiệp cần hiểu được những vấn đề liên quan dựa theo quy mô, tích chất hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như đối với hệ thống trên 500m3/ngày (24 giờ)  hay 1.000 m3/ngày (24 giờ) phải bổ sung hệ thống quan trắc tự động
Để hiểu thêm chi tiết VIPHAEN gửi đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về Hệ thống quan trắc nước thải tự động theo quy định mới nhất hiện nay:

1. Quan trắc nước thải tự động là gì ? 

Quan trắc nước thải tự động là hệ thống được lắp đặt tại nơi nước thải đã được xử lý và thải ra môi trường bên ngoài. Hệ thống quan trắc sẽ theo dõi lưu lượng  ( Q) và đo lường các chỉ tiêu quan trắc khác theo đúng quy định để đánh giá chất lượng nước thải thông qua các chỉ số đã được thiết lập trong hệ thống quan trắc.
Hệ thống quan trắc tự động sẽ liên tục cập nhật dữ liệu chất lượng nước thải và báo lên Sở TN & MT để theo dõi giám sát.

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Tính chất liên tục của trạm quan trắc sẽ giúp cho việc đưa ra các biện pháp giải quyết ứng cứu kịp thời nếu có sự cố.

2. Đối tượng cần phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Theo NĐ 40/2019/NĐ-CP khoản 2  điều 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải

Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:
a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Nội dung thực hiện việc lắp đặt quan trắc nước thải tự động: 

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Các doanh nghiệp quy định ttrên phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các dự án trên khi đang triển khai xây dựng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia;
– Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định;
– Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ và chlorine.
Lưu ý: Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.