Đăng bởi Để lại phản hồi

NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA

nước quan trọng như thế nào
  1. Nước và tính chất của nước

Nước là khoáng chất phổ biến nhất trên bề mặt trái đất. Nó bao phủ 3/4 bề mặt trái đất. Thể tích của nước vào khoảng 1.370 triệu km3, trong đó có từ 500,000 đến 1 triệu km3 nước ngọt phân bố trong các sông hồ và nước ngầm, băng của các cực của trái đất chiếm thể tích khoảng 25 triệu km3 cũng là nước ngọt. Cuối cùng 50,000 km3 nước trong khí quyển ở dạng hơi và mây. Lượng nước hóa hơi hàng năm khoảng 500,000 km3 và quay trở lại các lục địa vào khoanrg120,000 km3.

Nước đồng nghĩa với cuộc sống sinh vật. Đó là phần lớn nhất của vật thể sống. Nó chiếm trung bình khoảng 80%.

NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA
NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA

Nước là yếu tố quan trọng nhất trong thế giới khoáng chất và sinh vật. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt là rất lớn, tính bình quân thì 1 người trong 1 năm dùng khoảng 250 m3 nước.
Nhu cầu sử dụng nước ở các nước có trình độ phát triển khác nhau cũng khác nhau. Tính theo đầu người cho 1 năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát triển là 100m3 trong khi ở Mỹ là 1500m3. Điều đó nói lên rằng cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên.

Do vậy một yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ nguồn nước, phải xử lý nước trong bất kỳ trường hợp nào bao gồm cả xử lý nước thải, xử lý nước mặt, xử lý nước cấp để có nước sạch cung cấp cho các nhu cầu của xã hội, hạn chế chất thải ô nhiễm vào môi trường tự nhiên.

Chắt chiu từng giọt nước sạch
Để góp phần bảo vệ nguồn nước sạch và gìn giữ cho môi trường nước được dồi dào. Mỗi một công dân trên thế giới cần phải có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

Không xả rác, thải nước bẩn xuống nguồn nước.
Tiết kiệm nước sạch, tắt nước khi không sử dụng.
Xử lý rác thải và rác sinh hoạt thường ngày.
Xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường.
Việc chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng không chỉ mang đến một cuộc sống tươi sạch cho con người. Mà bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường cần phải được rèn luyện và hình thành trong tư tưởng của mỗi công dân toàn cầu. Chỉ khi chúng ta có ý thức, hiểu biết và trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, thì chúng ta mới có thể chung tay với các bạn bè quốc tế lan toả thông điệp và trở thành một công dân toàn cầu thực thụ.

2. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước

Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo luật môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.  Kết hợp với các yêu cầu về chất lượng nước và các chất gây ô nhiễm nước, người ta đưa ra một số thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước.

a. Độ pH
Là  một trong những chỉ tiêu cần xác định đối với chất lượng nước. Gía trị pH cho phép chúng ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước.

b. Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học  và sinh hóa xảy ra trong nước.

Chỉ tiêu nhiệt độ cần đo ngay tại nơi lấy mẫu bằng nhiệt kế hay bằng các máy đo nhiệt độ. Các máy đo nhiệt độ thường gắn liền với các máy đo pH, do DO, …

c. Màu sắc

Màu sắc của nước là do các tính chất bẩn trong nước gây nên. Màu sắc của nước làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng trong sản xuất.

Màu của nước là do những nguyên nhân sau:

  • Màu của các chất hữu cơ: Mày này rất khó xử lý bằng phương pháp đơn giản. Thí dụ như các mùn humic làm nước có màu vàng, các loại thủy sinh, rong, tảo làm nước có màu xanh…
  • Các chất vô cơ là những hạt rắn, gây ra màu biểu kiến. Màu này xử lý đơn giản hơn, ví dụ như các hợp chất Fe3+ không tan trong nước có màu nâu đỏ, nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp thường gây ra màu xám hay tối.

d. Độ đục

Là do các hạt chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do các động thực vật sống trong nước gây nên.

Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quan hợp dưới nước

e. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan ( TDS )

Là hiệu số  của tổng lượng chất rắn và hàm lượng chất rắn huyền phù. Đơn vị tính mg/l

TDS = TS -SS

f. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ( DO)

Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các sinh vật sống trong nước.

Hàm lượng oxy hòa tan giúp ta đánh giá được chất lượng nước.

g. Nhu cầu oxy hóa sinh hóa ( BOD )

Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước

Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếm khí. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn.

h. Nhu cầu oxy hóa hóa học ( COD )

Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước

COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng hóa học. COD cũng là 1 trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm

m. Hàm lượng kim loại nặng.

Các kim loại nặng thường có trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp. Nhưng kim loại này ở các độ pH khác nhau tồn tại ở các dạng khác nhau gây ô nhiễm nước, độc hại đối với vi sinh vật.

n. Các chỉ tiêu vi sinh

Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các đơn bào. Chúng xâm nhập vào nước từ các môi trường xung quanh hoặc sống trong nước. Có thể chia chúng thành hai loại:

  • Loại vi sinh có hại là các vi khuẩn gây bệnh…
  • Các loài rong tảo làm nước có màu xanh, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước, khi phân hủy sẽ tiêu thụ oxy, gây hiện tượng thiếu oxy.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *