Hướng Dẫn Giặt Quần Áo Bệnh Nhân Covid 19 và Khử Khuẩn đồ vải
Hiện vẫn chưa rõ vi-rút COVID-19 có thể tồn tại trên bề mặt vải trong bao lâu, nhưng nhiều mặt hàng quần áo có các thành phần nhựa và kim loại mà vi-rút COVID-19 có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày.
Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, Quần áo, đồ vải của người mắc Covid-19, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tốt nhất là người nhiễm tự giặt quần áo, vỏ ga, gối… của bản thân.
Nếu cần người chăm sóc giặt hộ, người nhà cũng phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Bạn nên giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể.
Sau đó, gia đình nên sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác, không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.
Cloramin B là hóa chất được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng cho sát khuẩn ở trong cả gia đình, bệnh viện và các nơi công cộng.
Theo quyết định số 3638/QĐ-BYT về việc ban hành “HƯỚNG DẪN TẠM THỜI GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19”. Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén,…) của ca F0, như sau:
Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của ca F0 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của ca F0 phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút).
Các bước giặt quần áo cho F0
Bước 1: Pha Cloramin B đúng nồng độ Bộ Y tế khuyến cáo
Bước 2: Ngâm áo quần trong vòng tối thiểu 20 phú để loại bỏ vi khuẩn, virus.
Bước 3: Vắt ráo nước, sau đó giặt lại quần áo với bột giặt như thông thường.
Lưu ý:
Chuẩn bị đầy đủ găng tay, khẩu trang và mắt kính để giúp bảo vệ sức khỏe và giữ an toàn tuyệt đối trong lúc khử khuẩn quần áo.
Bạn nên giặt bằng nước ấm nhất có thể. Sau đó, gia đình nên sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng hoàn toàn.
Liệu Có Thể Tái Sử Dụng Đồ Dùng Của Bệnh nhân Covid 19
Hiện nay số lượng ca nhiễm covid-19 ở Việt Nam rất nhiều. Trong số những bệnh nhân đã được cách ly tại các bệnh viện sẽ được nhà nước cấp phát phát các đồ dùng cá nhân cho sử dụng như gối, mền, lều … và cũng có những bệnh nhân covid tự cách ly tại nhà dùng chén, muống, đũa ….
Những bệnh nhân covid này phải sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt không dùng chung với người khác. và nhiều người quan tâm việc sử dụng lại các đồ dùng đó có gây tái nhiễm hoặc lây nhiễm chéo cho những người xung quanh hay không.
Thì bộ y tế đã có hướng dẫn Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén…) của bệnh nhân COVID-19 như sau:
– Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
– Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút.
– Sau đó giặt lại bằng nước sạch
Để pha được dung dịch 0,05% Clo hoạt tính, cần dùng 2 gam bột Cloramin B pha với 1 lít nước.
Như vậy, có thể hoàn toàn yên tâm tái sử dụng lại các đồ dùng sau khi đã được khử khuẩn, giảm thiểu việc tiêu hủy, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và gia đình
Ảnh: BV Đắk Lắk phun xịt khử khuẩn đồ dùng của bệnh nhân xuất viện
Hướng Dẫn Vệ Sinh Khử Khuẩn Siêu Thị, Trung Tâm Thương Mại, Chợ, Nhà hàng
1. Nguyên tắc
– Khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha (thường dùng là Cloramin B) hoặc cồn 70%.
Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.
Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
– Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
– Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
2. Vệ sinh , khử khuẩn tại nơi làm việc của người lao động, người làm việc, người bán hàng
2.1. Làm tốt công tác vệ sinh chung tại nơi làm việc
– Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, nơi chế biến thức ăn, gian bán hàng, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
– Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động…: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
– Tại khu vực công cộng như cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng thì bố trí dung dịch sát khuẩn tay để người lao động, khách hàng sát khuẩn tay trước khi sử dụng.
– Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.
2.2. Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).
3. Vệ sinh , khử khuẩn tại các khu cung cấp dịch vụ cho khách hàng
3.1. Tổ chức khử khuẩn khu dịch vụ như sau:
– Đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi của trẻ em, nhà hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn ngay, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày. Đối với nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.
– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.
3.2. Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).
4. Xử lý chất thải:
bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu dịch vụ cho người lao động, khách hàng và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày theo quy định.
Nguồn: Quyết định Số: 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28 tháng 5 năm 2020
Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Khu Vực Có Bệnh Nhân COVID-19 Tại Cộng Đồng
Việc khử trùng và xử lý môi trường phải được thực hiện sớm sau khi phát hiện có ca bệnh nhân COVID-19 đầu tiên.
Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo cho những người tham gia khử trùng và xử lý môi trường.
1. Các khu vực cần tiến hành khử trùng và xử lý môi trường
– Trong nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19;
– Khu vực liền kề xung quanh nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân, gồm:
+ Tường bên ngoài của nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân và các căn hộ/phòng liền kề;
+ Hàng lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ… đối với nhà chung cư, tập thể, kí túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung.
+ Tường, sân vườn, vỉa hè, đường đi, lối đi chung… đối với nhà riêng liền kề xung quanh.
2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất
– Phương tiện làm sạch, khử trùng: thùng/xô, giẻ lau, cây lau sàn, bình/máy phun khử trùng…
– Túi, thùng dựng chất thải lây nhiễm có màu vàng.
– Phương tiện bảo vệ cá nhân:
Khẩu trang y tế bảo vệ đường mũi, miệng.
Kính bảo hộ che mắt tránh văng, bắn vào niêm mạc mắt.
Quần áo phòng dịch tránh phơi nhiễm với nước, dịch.
Găng tay cao su dày.
Ủng hoặc bao che giày chống thấm.
– Hóa chất, dung dịch khử trùng: Hóa chất khử trùng có chứa Clo (thông thường là Cloramin B); Cồn 70 độ; Xà phòng rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.
3. Đối với Khu vực trong nhà /phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19 và trong nhà các phòng ở/căn hộ liền kề xung quanh
a) Làm sạch và khử trùng
Áp dụng quy trình lau 2 xô: một xô nước sạch, một xô dung dịch khử trùng chứa 0,05 – 0,1% Clo hoạt tính. Mỗi lần lau dùng một khăn sạch, không giặt lại khăn trong các xô, mỗi khăn lau không quá 20 m2.
– Lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước, kệ/tủ bếp, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào…):
+ Dùng khăn lau thấm nước sạch lau sạch các bề mặt cần lau.
+ Dùng khăn lau thấm dung dịch khử trùng lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
– Lau nền nhà (phòng ngủ, phòng khách, phòng tắm, khu bếp, nhà vệ sinh, phòng bếp, cầu thang, ban công,…):
+ Lau bằng nước sạch trước. Nếu nền nhà có rác thì vừa lau sàn vừa dồn rác lại.
+ Lau khử trùng sau: dùng cây lau nhà thấm dung dịch khử trùng để lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Chú ý:
+ Sử dụng cồn 70 độ để lau bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển, tivi, điện thoại…Trước khi lau phải tắt nguồn điện.
+ Khi xô nước hoặc xô dung dịch lau bẩn, cần phải thay nước hoặc dung dịch khử trùng mới.
b) Thu gom rác thải
– Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.
Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
c) Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén…) của bệnh nhân COVID-19
– Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
– Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút).
4. Đối với Khu vực bên ngoài nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19 và bên ngoài các phòng ở/căn hộ/nhà liền kề xung quanh
Tiến hành phun dung dịch khử trùng có chứa 0,1 % Clo hoạt tính đều lên bề mặt được khử trùng với liều lượng 0,3-0,5 lít/m2 tại các vị trí sau:
a) Nếu nơi ở của người bệnh là nhà chung cư, tập thể, kí túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung…:
– Phun tường bên ngoài của:
+ Phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
+ Các căn hộ/phòng liền kế với phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
– Phun các khu vực sử dụng chung gồm:
+ Hành lang, lối đi chung cùng tầng hoặc cùng dãy với phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
+ Cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ của tòa nhà.
+ Các khu vực sử dụng chung khác của tòa nhà.
b) Nếu nơi ở của bệnh nhân là nhà riêng:
– Đối với nhà bệnh nhân:
+ Phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào của nhà bệnh nhân.
+ Phun toàn bộ sân, vườn, nhà bếp, không gian chung của nhà bệnh nhân (nếu có);
– Đối với nhà liền kề xung quanh với nhà bệnh nhân:
+ Phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào.
+ Phun sân, vườn, nhà bếp, khu vực chung (nếu có);
+ Phun vỉa hè, đường đi, lối đi chung của nhà bệnh nhân với các nhà liền kề xung quanh.
– Phun các khu vực công cộng tiếp giáp với nhà bệnh nhân (nếu có) như sân chơi, khu tập thể dục thể thao ngoài trời…
Chú ý:
– Sau khi phun các khu vực sử dụng chung, yêu cầu cư dân/người lưu trú không đi lại trong vòng 30 phút để đảm bảo hiệu quả khử trùng.
– Căn cứ vào tình hình thực tế tiếp xúc của bệnh nhân với môi trường tại nơi ở, nơi cư trú để điều chỉnh, bổ sung vị trí phun khử khuẩn cho phù hợp.
– Khử khuẩn bằng (i) chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc (ii) pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc (iii) dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc (iv) cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.
Chất khử khuẩn Bộ y tế thường dùng là Cloramin B dạng bột hoặc viên, pha với nước để thành dung dịch khử khuẩn dùng ngay.
Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
– Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
– Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn.
Trách nhiệm cư dân:
Lau nền nhà: quét sạch nhà trước, sau đó dùng cây lau nhà lau toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa thông thường theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Lau bề mặt vật dụng (đặc biệt là mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, tay nắm cửa và các vật dụng khác trong nhà,…): Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút.
Nếu nền nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước sạch trước khi khử khuẩn.
Khi có khách đến nhà, nên khử khuẩn các đồ dùng, vật dụng ở những vị trí khách có tiếp xúc ngay khi khách rời đi (nếu có thể).
Sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa.
Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
Trách nhiệm Ban quản lý
– Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
– Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng (hành lang, sảnh chờ, khu vui chơi, khu thể dục thể thao, gian bán hang, phòng chứa rác…), khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, công tắc điện, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy: khử trùng ít nhất 02 lần/ngày.
– Đối với khu vệ sinh chung: Luôn có đủ nước sạch và xà phòng. Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ngày.
Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
Chất khử khuẩn thông dụng được Bộ y tế sử dụng là Cloramin B với 25% clo hoạt tính ở dạng bột hoặc dạng viên.
Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Nơi Làm Việc Để Phòng Dịch COVID-19
Dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân thì vệ sinh, khử khuẩn môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi làm việc.
1. Các vị trí cần vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc gồm:
Đối với nơi làm việc, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa chứa Clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Chất khử khuẩn thông dụng thường dùng là Cloramin B, Javel pha đúng tỷ lệ theo NSX.
Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng Clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.
Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác…, nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước.
Lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn. Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.
Tăng cường lưu thông khí, hạn chế dùng điều hòa
Cần tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.
Mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Khử Khuẩn Và Vệ Sinh Môi Trường Khi Có Người Lao Động Mắc Covid-19 Tại Nơi Làm Việc
Khu vực cần khử khuẩn tại nơi làm việc:
– Vị trí làm việc, phòng làm việc, phòng họp, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác…
– Khu vực liền kề xung quanh: Tường bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ,…
– Phương tiện chuyên chở người lao động (nếu có).
Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà;
dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
Để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và an toàn, người lao động có thể tiếp tục làm việc vào ngày tiếp theo kể từ khi kết thúc công việc khử khuẩn./.
Cloramin B là gì và Cơ chế diệt khuẩn của Cloramin B
1. Tính chất của Cloramin B
IUPAC Name: sodium; benzenesulfonyl(chloro)azanide
Tên gọi khác: n-chlorobenzenesulfonamido; sodium benzenesulfochloramine; chlorimine (sp)
Công thức phân tử của Cloramin B: C6H5CINNaO2S
Trọng lượng phân tử: 213.62 g/mol
Nhiệt độ nóng chảy: 170-173 °C
Đặc điểm màu sắc: trắng, ở dạng bột
Trong thành phần của Cloramin B, Clo hoạt tính chiếm khoảng 25%. Thường có dạng bột hoặc dạng viên
Đặc tính tan: hòa tan trong nước, ethanol. Ít tan trong ether, chloroform
Đặc điểm mùi: có mùi clo
Đặc điểm cấu trúc của Cloramin B:
Cloramin B là chất khử khuẩn được bộ y tế khuyên dùng
2. Cơ chế khử trùng, diệt khuẩn của Cloramin B
Cloramin B có khả năng khử trùng mạnh là nhờ có chứa rất nhiều ion Clo dương hoạt động mạnh bởi đặc tính oxy hóa mạnh. Clo hoạt tính hay Clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290g trong 1kg. Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Cloramin B trong nước tạo ra các phân từ axit HOCl (axit hypocloro), và ion OCl- (ion hypoclorid), đây là các phân tử có tác dụng khử trùng nhờ tính oxy hóa rất mạnh.
Phản ứng của chloramine:
R-NClNa -> R-NCl-+ Na+ (Gốc R: C6H5SO2 hay C7H7SO2)
R-NCl-+ H+ ->R-NHCl
2R-NHCl ->R-NH2+ R-NCl2
R-NHCl + H2O -> R-NH2+ HOCl
R-NCl2+ H2O -> R-NHCl + HOCl.
HOCl <-> H+ + OCl-
Quá trình tiêu diệt vi sinh vật qua 2 giai đoạn dưới đây:
– Trước tiên, chất khử trùng khuếch tán qua vách tế bào vi sinh vật: HOCl không tích điện nên dễ dàng thấm qua vách của các tế bào vi sinh vật. Thông qua các phản ứng oxy hóa, thủy phân, khử amin, nó dễ dàng tác động đến vi sinh vật. HOCl liên kết với protein tạo nên hợp chất N-Cloro, liên kết với gốc SH của protein và oxy hóa alpha amino acid thành nitril và aldehyd. Còn OCl- tích điện âm nên không qua được lớp tích điện âm của vách tế bào và màng tế bào vi khuẩn.
– Tiếp theo, sau khi đã qua được lớp vách tế bào, tại tế bào chất, HOCl tác động lên ty thể, nó sẽ phản ứng với các men bên trong tế bào và phá hủy, gây rối loạn quá trình trao đổi chất bên trong tế bào vi sinh vật, khiến chúng bị tiêu diệt.
Chính tính chất này của Clo hoạt tính đã giúp tiêu diệt một cách hoàn toàn và hiệu quả các tế bào vi khuẩn, nấm, đặc biệt là đối với các chủng có khả năng gây bệnh. Điều này giúp phân biệt muối Cl+ với các muối chứa Clo thông thường ở dạng anion không có đặc tính oxy hóa.
3. Ứng dụng của Cloramin B
Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, khánh virus mạnh mà hiện nay Cloramin B được sử dụng làm chất khử trùng sát khuẩn bề mặt tại chỗ để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Cloramin B có khả năng khử trùng sạch sẽ trên các bề mặt, đặc biệt là các vật dụng trong nhà dễ là vật trung gian lây truyền bệnh dịch như tay nắm cửa, nền nhà, bàn ghế, đồ chơi của trẻ… Ngoài ra, Cloramin B cũng được dùng trong khử khuẩn và tiệt trùng nước sinh hoạt, nước tại các bể bơi.
Cloramin B là hóa chất được khuyên dùng bởi Tổ chức y tế thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam cho các mục đích sát khuẩn không những trong bệnh viện mà cả các nơi công cộng như trường học, mầm non, hoặc quy mô gia đình.
Cloramin B có công dụng chính là diệt khuẩn, có khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn trên diện rộng, nấm,virus,… mang lại cho bạn một không gian sống an toàn, bảo vệ cho bản thân và gia đình.Tác dụng này nhờ vào clo hoạt tính hay clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290g trong 1kg. Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Khử trùng các bề mặt, không gian ở những khu vực công cộng hoặc nơi đông người.
Dễ dàng sát khuẩn các vật dụng, bề mặt trong nhà mà bạn thường chạm vào như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bề mặt bàn ghế, tủ kệ, remote… để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Có thể pha thành dung dịch Cloramin B để khử trùng dụng cụ y tế và rửa tay.
Sát trùng các tổn thương ngoài da.
Không chỉ khử khuẩn, dung dịch Cloramin B có thể làm sạch những vết ố vàng trên vật dụng và sàn nhà.
4. Công thức pha Cloramin B khử khuẩn
Để tránh trường hợp Cloramin B gây ngộ độc cho người sử dụng, chúng ta cần hiểu rõ công thức để pha Cloramin B. Tuỳ vào từng mục đích sử dụng sẽ có nồng độ Cloramin B thích hợp, các bạn cần đặc biệt lưu ý.
Công thức để tính lượng Cloramin B mà bạn cần phải pha khi biết rõ nồng độ như sau:
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha: Tùy thuộc vào mục đích khử khuẩn và theo nồng độ khuyến cáo của Bộ y tế
Viphaen gợi ý nồng độ clo hoạt tính trong dung dịch vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của CDC như sau:
Vệ sinh: làm sạch nhà cửa với dung dịch 0,05% Clo
Khử trùng bề mặt: Khu vực không có dịch bệnh dùng nồng độ dung dịch 0,1% clo. Nếu khu vực có ca nhiễm bệnh dùng dung dịch có nồng độ 0,5% Clo
Khử trùng nước: hàm lượng clo 10 g/m3
5. Cloramine B có những dạng nào?
Cloramine B được phân loại thành 2 dạng chính là dạng bột hoặc dạng viên.
Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng chọn các thành phẩm khác nhau.
5.1. Cloramin B dạng bột trắng
Cloramin B dạng bột trắng thường được sử dụng bằng cách pha với nước với nồng độ cho phép rồi phun lên bề mặt đồ dùng cần phải khử khuẩn. Trước khi pha cần đọc kỹ hướng dẫn và phải thận trọng trong lúc pha để có thể pha được nồng độ mong muốn . Vì vậy, Cloramin B dạng bột trắng để pha dung dịch phun xịt sát khuẩn.
Khác với dạng bột trắng, Cloramin B dạng viên nén thường có hàm lượng là 250mg. Pha viên nén này với khoảng 25 lít nước sinh hoạt để khử trùng nguồn nước. Dạng viên nén thì tiện lợi và an toàn hơn so với dạng bột trắng bởi hàm lượng hóa chất trong một viên nén đã được nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ. Do đó, dạng viên nén thường được sử dụng trong công tác khử trùng nguồn nước sinh hoạt.
Ưu điểm: Dễ sử dụng do mỗi viên đã định lượng Clo chính xác
Trên thị trường hiện nay giá bán Cloramin B rất đa dạng bởi tùy theo nguồn gốc, xuất xứ sẽ có mức giá bán khác nhau. Do đó, tùy theo nhu cầu, người dùng có thể lựa chọn các loại Cloramin B khác nhau để mua.
Loại Cloramin B rẻ nhất giá khoảng hơn 100k và có giá hơn 500k đối với dòng sản phẩm ngoại nhập.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang tiến triển ngày một phức tạp và nhu cầu sử dụng sản phẩm khử khuẩn tăng cao, mức giá của Cloramine B bị kẻ gian lợi dụng để tăng giá gấp nhiều lần cũng như bán những loại Cloramin B không rõ nguồn gốc và xuất xứ để kiếm lời. Do đó người mua cần tỉnh táo để tránh trường hợp bị lừa gạt về giá cả cũng như mua phải sản phẩm kém chất lượng.
7. Mua Cloramin B ở đâu Tp.HCM
Tp.HCM là nơi kinh doanh tất cả các mặt hàng trên thị trường, trong đó Cloramin B chính hãng được bán tại Công ty CP ĐT MT Việt Phát. Khách hàng có thể đặt mua online tại website viphaen.com
Quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm Cloramine B, các sản phẩm khử khuẩn, phòng dịch chính hãng và giá sỉ vui lòng liên hệ VIPHAEN để được cung cấp những sản phẩm uy tính,chất lượng và giá cả vô cùng ưu đãi.
Hướng dẫn khử khuẩn xe ô tô, phương tiện giao thông phòng dịch đúng cách
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính vì vậy, việc dọn dẹp và khử khuẩn trên xe ôtô như thế nào rất cần thiết. Dưới đây là những gợi ý cho các tài xế tự khử trùng phương tiện giao thông.
1. Chọn Chất khử khuẩn cho xe ô tô, xe khách, xe chở hàng …Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe
Cloramin B là hoá chất khử khuẩn mà người dân hoàn toàn có thể sử dụng. Cloramin B có tác dụng diệt khuẩn trong nước, khử khuẩn trên bề mặt.
Tác dụng này nhờ vào Clo hoạt tính hay Clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290gr/kg.
Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Trao đổi với Lao Động, TS.BS Trương Anh Thư – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai), Được WHO và Bộ y tế khuyên dùng trong các văn bản hướng dẫn.Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe
Vậy nên, người dân có thể yên tâm khi sử dụng. Tuy nhiên người dân cần lưu ý rằng, phải pha đúng nồng độ và mang khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình khử khuẩn để phòng trường hợp kích ứng da”, TS.BS Trương Anh Thư cho biết.
Nồng độ Cloramin B pha như sau: Vệ sinh hàng ngày pha 2 g/lít , Khử khuẩn hàng tuần pha 4g/lít
2. Những bộ phận trên xe cần được khử khuẩn thường xuyên
Chìa khoá xe: Đây là vật dụng đầu tiên bạn tiếp xúc, chính vì vậy, chìa khoá xe cần phải được vệ sinh sạch sẽ.
Do vậy, bên cạnh việc chú ý rửa tay thường xuyên, chúng ta cũng nên lưu ý khử trùng chiếc chìa khóa xe nhỏ bé bằng hoá chất Cloramin B..
Tay nắm cửa và nút bấm: Vật dụng này cũng cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tránh lây truyền chéo virus.
Bên cạnh đó, bên trong ôtô có rất nhiều bộ phận khác như công tắc mở kính, núm radio, điều chỉnh âm lượng, bảng điều khiển, hộc đựng cốc, dây an toàn… thường xuyên có tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng nên đây có thể là nơi ẩn náu của vi khuẩn hay virus mà ít ai ngờ tới.
Vô lăng: Lau vô lăng bằng khăn lau khử trùng giúp loại bỏ bất kỳ mầm bệnh tiềm ẩn nào có thể có trên đó. Một mẹo hay là bạn đeo găng tay mọi lúc, ngay cả khi lái xe.
Thảm sàn và ghế ngồi: Đây là những bộ phận vô cùng quan trọng không chỉ để trang trí mà còn giúp giữ vệ sinh khu vực nội thất bên trong ôtô.
Tuy nhiên, vị trí bên dưới khó vệ sinh khiến khu vực này rất dễ trở thành nơi cư trú cho các vi khuẩn sinh sôi từ các mẩu vụn đồ ăn đánh rơi hay bụi bẩn lâu ngày không được quét dọn.
Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe
Nguồn ảnh: Báo lao động
3. Lưu ý khi khử khuẩn xe ô tô
Khi vệ sinh những vật dụng này, tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy hoặc hydro peroxide nào trên nội thất của xe.
Bởi cả hai hoá chất này sẽ gây ra thiệt hại cho nhựa vinyl, vật liệu khá phổ biến trên ôtô ngày nay.
Đối với ôtô, các dung môi khác như rượu, acetone, dầu hỏa,…. nên tránh sử dụng, vì nó có thể làm hỏng các thành phần nội thất đắt tiền.
Hãy cẩn thận với chất khử trùng dạng phun vì chúng chỉ hoạt động thông qua tiếp xúc trực tiếp.
Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn trường học phòng dịch covid
Để phòng ngừa dịch bệnh tại trường học như bệnh tay chân miệng, bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, trường học, trường mầm non phải chủ động thực hiện rửa tay thường xuyên, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần theo hướng dẫn như sau:
1. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn cho trẻ, người chăm sóc trẻ, học sinh, sinh viên và giáo viên. Rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ (thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ), khi bàn tay bị vấy bẩn, đặc biệt là sau khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bệnh.
2. Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Cloramin B, pha nửa muỗng cà phê trong 1 lít nước
Nguồn ảnh: Trường mầm non Thái nguyên vệ sinh khử khuẩn phòng dịch
Nguồn ảnh: Trường Tiểu học Hoàng Diệu dọn vệ sinh lớp học
3. Khử khuẩn:
– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ, Bàn ghế, thiết bị giảng dạy bằng dung dịch Cloramin B, pha một muỗng cà phê trong 1 lít nước.
– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày. Pha 5 muỗng cà phê bột cloramin B trong 1 lít nước. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.
Nguồn ảnh: Khử khuẩn phòng học tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng đúng cách:
+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.
+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.
Lưu ý: Nên dùng hai xô hoặc thau riêng biệt: một để chứa nước đã pha dung dịch khử khuẩn, một chứa nước sạch để xả bẩn. Khăn lau cũng nên dùng 2 cái riêng: một để lau khử khuẩn, một để lau lại, lau khô. Khi thấy dung dịch khử khuẩn hay nước xả bẩn, đục màu thì thay dung dịch hoặc nước khác. Không tận dụng dung dịch đã khử khuẩn đồ chơi, vật dụng để lau nhà vì dung dịch lúc này không đủ tác dụng khử khuẩn.
Sau bao lâu khử khuẩn bằng Cloramin B lại thì môi trường sẽ được khử khuẩn tốt nhất.
Trước một số ý kiến và dư luận trên mạng xã hội cho rằng việc phun khử khuẩn không có tác dụng nhiều trong việc khử khuẩn, Đại tá Từ Minh Sơn, Trưởng phòng Hóa học, Quân khu 7, đã có ý kiến phản hồi.
“Trước tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay, chúng ta phải cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống dịch bệnh. Và việc phun khử khuẩn toàn thành phố cũng nằm trong các biện pháp hữu hiệu này. Nếu không có tác dụng thì chúng tôi thực hiện làm gì”, Đại tá Từ Minh Sơn nhấn mạnh.
Theo Đại tá Từ Minh Sơn, từ đầu tháng 6 đến này, trong tất cả các đợt khử khuẩn tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng đều sử dụng chất Cloramin B để pha phun khử khuẩn. Cloramin B có tác dụng tốt nhất khi phun trong thời tiết tốt, không mưa bởi mưa sẽ trôi rửa hết dung dịch, làm giảm khả năng diệt khuẩn. Sau khi phun, Cloramin B sẽ có tác dụng khử khuẩn trong vòng 3 đến 4 tiếng và sau 7 đến 10 ngày phun khử khuẩn lại thì môi trường sẽ được khử khuẩn tốt nhất.
Cũng theo Đại tá Từ Minh Sơn thì Cloramin B không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Người dân có thể hít thở bình thường. Tuy nhiên, không chỉ với Cloramin B mà với bất kỳ chất khử khuẩn hay dung dịch vệ sinh nào, tốt nhất mọi người đều nên rửa lại sạch sẽ sau khi dính hay sử dụng.
Cloramin B là hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyến nghị sử dụng để sát khuẩn cho các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trường học, văn phòng; những nơi dân cư tập trung sinh sống như chung cư, khu tập thể, hộ gia đình…
“Việc này sẽ hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh phát tán trong không khí và bám trên các bề mặt”, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải cho hay.
Hóa chất khử trùng nhập từ viphaen luôn có giá thành tốt hơn và chứng mình được nguồn gốc xuất xứ. Công ty tôi đã hợp tác với viphaen đã được hơn 2 năm nay.
Mr ........
Tập đoàn Vissan
demo 2
Sản phẩm chuẩn y tế và giao hàng nhanh chóng và điều mà công ty tin tưởng vào viphaen nhất
Mr ........
Tập đoàn Việt Tiến
demo 3
Mẫu mã thùng rác đa dạng, đảm bảo chất lượng nên nhiều dự án của chúng tôi đang sử dụng thùng rác của viphaen
Mr ........
Tập đoàn Novaland
Demo 4
Công trình xử lý nước thải của chúng tôi đang dùng những sản phẩm do viphaen cung cấp bao gồm máy thổi khí, bơm định lượng, bơm chìm, vật liệu lọc, vi sinh, hóa chất. viphaen lo trọn gói vận hành nên chúng tôi cảm thấy được đảm bảo và chi phí cũng phù hợp.