Đăng bởi Để lại phản hồi

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO VÀ ỨNG DỤNG

Công nghệ xử lý nước thải AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO

Như lần trước Viphaen đã giới thiệu đến quý khách một số công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay trong bài viết “ 3 công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

Thì qua bài viết này Viphaen sẽ đi sâu hơn về công nghệ xử lý nước thải AAO.

Công nghệ xủ lý nước thải AAO là gì ??

AAO hay còn được gọi là A2O:  là viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.

  1. Nguyên lý xử lý AAO

Nước thải được xử lý triệt để qua hoạt động phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải của hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

– Quá trình xử lý kỵ khí:  Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động…

– Quá trình xử lý yếm khí: Khử  nitrat thành khí nitơ N2, giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.

– Quá trình hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

– Tiệt trùng: bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung hypocloride canxi (Ca(OCl)2) để khử các vi trùng gây bệnh…

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO

Công nghệ AAO bao gồm 3 quá trình:

Quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí)

Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

  • Thủy phân: Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo).

Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.

  • Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
  • Methane hóa (methanogenesis): Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.

Quá trình Anoxic (Thiếu khí)

Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

QUÁ TRÌNH ANOXIC
QUÁ TRÌNH ANOXIC

Quá trình khử Nitrat

Khử nitrate, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí nitơ, nito oxitN2Ohay NO  được thực hiện trong môi trường thiếu khí (Anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là:

  •   Đồng hóa: Quá trình khử nitrat thành amoniac NH4+ sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi amoniac không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
  •   Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrat bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrat thành nitrit, oxit nito và khí nitơ: NO3- => NO2- =>NO(g)=> N2O (g) => N2(g)

Hầu hết vi khuẩn khử nitrate là dị dưỡng, nghĩa là chúng lấy carbon cho quá trình tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, vẫn có một số loài tự dưỡng, chúng nhận carbon cho tổng hợp tế bào từ các hợp chất vô cơ. Ví dụ loài Thiobacillus denitrificans oxy hóa nguyên tố S tạo năng lượng và nhận nguồn carbon tổng hợp tế bào từ  CO2 tan trong nước hay HCO3-

Phương trình sinh hóa của quá trình khử nitrate sinh học:

Tùy thuộc vào nước thải chứa carbon và nguồn nitơ sử dụng.

Phương trình năng lượng sử dụng methanol làm chất nhận electron:

6 NO3-  +  5 CH3OH  =>  5 CO2   +  3 N2  +  7 H2O  +  6 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối:

– NO3-  +  1,08 CH3OH   + 0,24 H2CO3  =>  0,056 C5H7O2N  +  0,47 N2  +   1,68 H2O  +   HCO3-

– O2 + 0,93 CH3OH + 0,056 NO3- => 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,04 H2O + 0,59 H2CO3 + 0,56 HCO3-

Phương trình năng lượng sử dụng metanol, amoniac-N làm chất nhận electron:

NO3-  +  2,5 CH3OH   + 0,5 NH4+  +  0,5 H2CO3  => 0,5 C5H7O2N  +  0,5 N2  +4,5 H2O  +  0,5 HCO3-

 Phương trình năng lượng sử dụng metan làm chất nhận electron:

5 CH4  +  8NO3-  => 4 N2  +  5 CO2  +  6 H2O + 8 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối sử dụng nước thải làm nguồn cacbon, amoniac-N, làm chất nhận electron:

NO3-  +  0,345 C10H19O3N +  H+ +  0,267 NH4+  +  0,267 HCO3- =>  0,612 C5H7O2N + 0,5 N2  +2,3 H2O  +  0,655 CO2

Quá trình Oxic (Hiếu khí)

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ (chất ô nhiễm cần xử lý). Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms,… sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Điều kiện chung cho vi khuẩn nitrat hóa pH = 5,5 – 9 nhưng tốt nhất là 7,5. Khi pH < 7 thì vi khuẩn phát triển chậm, oxy hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 – 40oC.

Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nếu dùng biện pháp tác động vào như: sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lí là 20 – 400C, tối ưu là 25 – 300C.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:

–   Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.

CxHyOz  + O2 → CO2 + H2O + ∆H

–   Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào

CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H

–   Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.

C5H7¬NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’

  1. Ứng dụng công nghệ AAO

Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…

Công nghệ AAO thường được kết hợp với giá thể di động (MBBR) dùng màng MBR để tăng hiệu quả xử lý.

* Ưu điểm:

– Chí phí đầu tư thấp, chi phí của hệ thống bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị chính như Máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm…,
– Phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác
– Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn A hoặc B, tùy vào mục tiêu thiết kế
– Tiêu thụ ít năng lượng

* Nhược điểm:

– Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, tải trọng đầu vào.
– Diện tích xây dựng hệ thống phải đủ lớn
– Yêu cầu đảm bảo duy trì nồng độ bùn vào khoảng từ 3 – 5 g/l, nếu nồng độ bùn quá cao dẫn đến bùn khó lắng và bị trôi ra ngoài, nếu nồng độ bùn thấp, khả năng xử lý của bùn không cao dẫn đến quá tải bùn chết và bị trôi ra ngoài.
– Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra

 

Trên đây là đôi nét về công nghệ xử lý nước thải AAO mà quý khách hàng có thể tham khảo.

Để chi tiết hơn quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến VIPHAEN để được tư vấn thi công áp dụng, vận hành công nghệ AAO.

Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về một số công nghệ khác tại đây:

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Nguyên tắc hoạt động của MBR

Một số SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC THẢI khác tại đây

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỮ LÝ NƯỚC THẢI

BẢO TRI HE THONG XU LY NUOC THAI

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỮ LÝ NƯỚC THẢI

  1. BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỮ LÝ NƯỚC THẢI

Bảo trì hệ thống xữ lý nước thải là nhiệm vụ cần được thực hiện định kỳ, nhằm mục đích phòng ngừa sự cố, duy trì ổn định chất lượng nước thải đầu ra cũng như việc nâng cao thời gian sữ dụng, vận hành của các thiết bị trong hệ thống xữ lý nước thải.

Chuyện gì sẽ xãy ra nếu không bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xữ lý nước thải?

     2.  Sự cố hỏng hóc máy móc trong quá trình vận hành.

hư hỏng máy bơm chìm trong hệ thống xữ lý nước thải
Hư hỏng máy bơm chìm trong hệ thống xữ lý nước thải

Các thiết bị cơ điện thường giảm tuổi thọ và thời gian sữ dụng khi hoạt động trong thời gian dài. Thử tưởng tượng trong quá trình vận hành hệ thống xữ lý nước thải máy bơm của bạn bị hỏng điều gì sẽ xãy đến ?. Điều chắc chắn là chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để sữa chữa nếu không có phương án thay thế .!

     3. Sự cố bùn vi sinh.

SỰ CỐ BÙN VI SINH TRONG HỆ THỐNG XỮ LÝ NƯỚC THẢI
SỰ CỐ BÙN VI SINH TRONG HỆ THỐNG XỮ LÝ NƯỚC THẢI

Bùn có màu nâu đen kèm theo bọt trắng nổi to lên thường là do vi sinh vật bị chết quá nhiều, đồng thời lượng vi sinh tiết ra chất nồng tạo nên các bọt khí. Bùn vi sinh đã bị mất hoạt tính (nguyên nhân thường là do vi sinh vật thiếu thức ăn).

     4. Sự cố hồ chứa nước.

sự cố hồ chứa

Trên tấm lót đệm hình thành  từng vũng nước nhỏ, làm giảm khả năng xữ lý BOD, TSS, mùi lạ và khó chịu diễn ra thường xuyên.

     5. Sự cố về đóng mở van

Sự cố van , ống dẫn nước thải
Sự cố van , ống dẫn nước thải

Các van cấp nước thải vào và van thải sinh khối dư có thể không mở và đóng. Tại đây, các van sinh khối được sử dụng để loại bỏ sinh khối dư từ các bể sinh khối hoạt tính. Nếu xảy ra hư hỏng, sinh khối dư sẽ không được lấy ra và hàm lượng MLSS sẽ tăng. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể khiến nước trở nên khó xử lý hơn.

Và nhiều vấn đề khác nếu hệ thống xữ lý nước thải không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ…

Dể khắc phục sự cố khi hỏng hóc, hay xảy ra sự cố thì mất rất nhiều thời gian nhân lực và hơn hết là hệ thống sẽ vận hành k tối ưu ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước đầu ra, không đạt chuẩn.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải:

  1. Nghiên cứu bản vẽ, hồ sơ hệ thống
  2. Đánh giá cảm quan bùn vi sinh của từng giai đoạn và chất lượng nước đầu ra thực tế
  3. Kiểm tra các thiết bị trong tủ điện điều khiển
  4. Kiểm tra động cơ như bơm, máy thổi khí, bơm định lượng, máy khuấy…v.v.
  5. Đề xuất phương án cho doanh nghiệp
  6. Tiến hành khắc phục, bảo trì bảo dưỡng hệ thống.

Viphaen – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT chuyên bảo trì, vận hành hệ thống xữ lý nước thải

bao tri bao duong he thong xu ly nuoc thai
Bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải
Đăng bởi 1 phản hồi

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

Việc xử lý nước thải có hiệu quả hay không, phụ thuộc vào công đoạn nuôi cấy vi sinh bởi khả năng phát triển của vi sinh ảnh hưởng rất lớn hiệu suất khi xử lý nước thải.

Cùng VIPHAEN hiểu rõ hơn về vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

1. Vi sinh trong xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học. Với mỗi loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý. Với mỗi môi trường nước thải chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật khác nhau.

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

2. Vai trò của vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã không còn quá xa lạ với các đơn vị thi công, hay các doanh nghiệp, phương pháp này được coi là công nghệ xử lý hiệu quả và rất thân thiện với môi trường.

Thường được áp dụng vì dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa, nhưng do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi xử lý nước thải cần xem xét nước thải có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển.

 

3. Các dạng vi sinh thường gặp 

a) Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy các chất hữu cơ hình thành nguồn năng lượng cacbon mới

b) Vi sinh vật tự dưỡng: Oxy hóa chất vô cơ để hấp thụ năng lượng và sử dụng nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp mới

4. Quy trình nuôi cấy vi sinh hiệu quả cao

Đối với việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh cực kỳ quan trọng. Khả năng thích ứng và phát triển của vi sinh vật quyết định đến hiệu suất xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải đầu ra. 

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

Hôm nay VIPHAEN sẽ cùng quý độc giả điểm qua quy trình nuôi cấy vi sinh để đạt hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải : 

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

* Bước đầu nuôi cấy cho hệ thống mới: 

Hàm lượng chất dinh dưỡng như Nito, Photpho là những nguyên tô cần thiết cho vi sinh vật, kích thích sinh học. Vì Nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp protein nên số liệu về chỉ tiêu này rất cần thiết để xác định được khả năng có thể xử lý của một số loại nước thải bằng quá trình sinh học.

* Phương pháp nuôi cấy vi sinh cơ bản:

Vi sinh vật tồn tại trong môi trường nước rất nhiều, nhưng để rút ngắn thời gian nuôi cấy chúng ta phải bổ sung thêm 1 lượng bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước nuôi cấy vi sinh:

+ Cấy men vi sinh: Sử dụng các gói vi sinh có sẵn (mua men vi sinh sẵn có) hoặc có loại vi sinh nước để tạo sinh khối vi sinh

+ Phương pháp 2 là nuôi bằng bùn hoạt tính, tức là sử dụng bùn từ 1 số hệ thống đang hoạt động ổn định, vì lượng bùn này phát triển tốt nên sử dụng nuôi vi sinh cực kỳ hiệu quả.

Khi nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải cần quan tâm :
– Khối lượng vi sinh cấy trong một ngày.

– Thể tích bể sinh học.

– Nồng độ pH từ 6-8 (trung tính là tốt nhất)

– Các chế phẩm vi sinh khác để kích thích quá trình nuôi cấy cũng như duy trì hệ thống.

Cải thiện vệ sinh môi trường và quản lý nước thải là trọng tâm của việc giảm đói nghèo và cải thiện sức khoẻ con người

Quản lý nước thải thành công và bền vững sẽ cần một quy mô đầu tư hoàn toàn mới, bắt đầu từ bây giờ, hãy cùng chúng tôi thực hiện nó vì LỢI ÍCH CỦA BẠN, CỦA VIPHAEN VÀ TOÀN CẦU.



Đăng bởi Để lại phản hồi

4 LỢI ÍCH KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4 loi ich khi doanh nghiep xay dung he thong xu ly nuoc thai.

Đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải ? Vì sao doanh nghiệp cần phải xử lý nước thải ?

 Như chúng ta đã biết đơn vị sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, khu chiết xuất… sẽ có phát sinh lượng nước thải cần phải xử lý.

Và dựa vào đâu để chúng ta biết rằng doanh nghiệp mình thuộc đối tượng cần phải xử lý nước thải ?

4 loi ich khi doanh nghiep xay dung he thong xu ly nuoc thai.

Và sau đây là 4 lợi ích cho quý doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

  • Lợi ích thứ 1: 

Căn cứ  luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 :

Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải

  1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

đ) Phải được vận hành thường xuyên.

Vậy việc hoàn thiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải là quý doanh nghiệp đã một phần tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời doanh nghiệp sẽ tránh được các khoản phạt về xả thải do vượt nồng độ cho phép như đã quy định tại nghị định 155/2016/NĐ-CP.

  • Lợi ích thứ 2: 

Qúy doanh nghiệp có thể hình dung nếu đối tác của mình là đơn vị nằm top những doanh nghiệp luôn bị phạt bởi pháp luật về môi trường, là doanh nghiệp nằm đầu mặt báo với các hình ảnh tiêu cực, đi ngược với sự phát triển của xã hội nói chung, thì tôi tin chắc rằng không chỉ riêng cơ quan nhà nước mà cả anh/ chị cũng không muốn hợp tác với một đơn vị như vậy đúng không ?

Cho nên xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp hoàn thiện dưới góc nhìn của đối tác, khách hàng là điều không thể bỏ qua.

  • Lợi ích thứ 3:

Bên cạnh việc tuân theo những quy định của pháp luật, nhiều doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu sự đánh giá của Khách hàng, đối tác của mình. Họ sẽ có những tiêu chí, quy định riêng về môi trường chẳng hạn như việc đảm bảo chất lượng nước xả thải ra môi trường bên ngoài.

Thực tế khi doanh nghiệp mình là một đơn vị gia công giày da cho Nike, doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện các tiêu chí mà Nike đưa ra như về môi trường, an toàn… Nó là cơ sở để khách hàng đánh giá quý doanh nghiệp một cách cao hơn,ưu tiên hơn cho những đơn hàng tiếp theo trong tương lai gần.

Hay một ví dụ khác của Công ty Honda về quy định đối với showroom, đại lý của họ khi đáp ứng được những tiêu chí mà Honda đưa ra về nhiều mặt, thì việc ưu tiên cho showroom đó là điều hiển nhiên.

  • Lợi ích thứ 4: 

Điều quan trọng không thể phủ nhận rằng một hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn hoàn thiện trách nhiệm về môi trường đối với xã hội, tránh các tổn hại đến môi trường và sức khỏe không chỉ đối với công nhân viên mà toàn xã hội.

Để hiểu hơn về doanh nghiệp của quý khách hàng, định hướng về tầm nhìn  bảo vệ môi trường một cách sớm nhất VIPHAEN luôn mong muốn gửi đến quý bạn đọc những thông tin chính xác nhất, và cần thiết nhất cho quý doanh nghiệp.

Nếu quý anh/ chị còn vướng mắc trong vấn đề lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, đừng ngần ngại hãy Liên hệ ngay cho chúng tôi nhé !

Xem thêm các bài viết khác:
https://viphaen.com/cong-trinh/