Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Chọn Đồ Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Covid

Hướng Dẫn Chọn Đồ Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Covid theo Quyết định 4159/QĐ-BYT năm 2021

1. Đồ bảo hộ y tế phòng dịch là gì ?

Bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 là phương tiện phòng hộ cá nhân sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19, bao gồm:

Thành phần chính là bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời) và phụ kiện lựa chọn kèm theo (bao giầy, kính bảo hộ hoặc/và tấm che mặt, khẩu trang, găng tay y tế)

Được trang bị với chức năng bảo vệ toàn bộ bề mặt cơ thể người sử dụng trước nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, dịch tiết và giọt bắn đường hô hấp mang các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc gân với người bệnh hoặc người có khả năng mang mầm bệnh.

2. Khi nào cần mặc độ bảo hộ y tế

Tất cả công chức, viên chức, người lao động làm việc tại: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ COVID-19, khu vực lấy mẫu
xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARSCoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.

3. Tiêu chuẩn trang phục bảo hộ phòng dịch

  • Bộ quần áo liền, có mũ hoặc quần áo rời hoặc áo choàng chống dịch (dài che kín người).
  • Trang phục bảo hộ phòng dịch được sản xuất từ chất liệu vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch được chia thành 4 cấp độ . (Yêu cầu hiệu suất rào cản: hiệu suất rào cản của bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch) và bao giầy theo quy định của Bộ Y tế.)
  • Dễ sử dụng, mặc thoáng mát, không gây khó chịu quá mức cho người sử dụng, phần mũ liền bo kín được khuôn mặt (hở phần mắt đảm bảo cho người sử dụng không bị giới hạn trường nhìn).
  • Không gây dị ứng cho người mặc. Bề mặt phải sạch sẽ, các viền chắc chắn, kín khít.
  • Kích thước: Thiết kế phù hợp với kích cỡ người sử dụng (chiều cao, cân nặng)

4. Hướng dẫn lựa chọn trạng phục phòng dịch

  • Lựa chọn trang phục bảo hộ phòng dịch với Bảng Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu theo phân cấp nguy cơ lây nhiễm

  • Lựa chọn trang phục bảo hộ phòng dịch với Bảng Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu của một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19

5. Hướng dẫn cách mặc đồ bảo hộ phòng dịch an toàn

Trước khi mang phương tiện phòng hộ cá nhân cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,…), sau đó lần lượt tiến hành các bước:

  • Bước 1: Vệ sinh tay.
  • Bước 2: Đi bao giầy.
  • Bước 3: Mặc áo choàng chống dịch hoặc bộ quần áo rời hoặc liền (mang tạp dề nếu có chỉ định).
  • Bước 4 : Vệ sinh tay.
  • Bước 5: Mang khẩu trang (khẩu trang y tế, hoặc N95).
  • Bước 6: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai) nếu sử dụng kính.
  • Bước 7: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
  • Bước 8: Mang tấm che mặt (nếu sử dụng tấm che mặt thay kính) hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
  • Bước 9: Mang găng theo chỉ định.

6. Hướng dẫn Cách cởi bỏ đồ bảo hộ phòng dịch an toàn

  • Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải (nếu có mang tạp dề, phải vệ sinh tay mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải).
  • Bước 2: Vệ sinh tay.
  • Bước 3: Tháo kính bảo hộ (loại dây đeo ngoài mũ) hoặc tấm che mặt.
  • Bước 4: Vệ sinh tay.
  • Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần, tháo kính (loại gọng cài trong mũ). Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.
  • Bước 6: Vệ sinh tay.
  • Bước 7: Tháo bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.
  • Bước 8: Vệ sinh tay.
  • Bước 9: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
  • Bước 10: Vệ sinh tay.

Lưu ý khi tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Các phương tiện phòng hộ cá nhân được tháo bỏ tại phòng đệm và cho ngay vào thùng chất thải lây nhiễm sau khi tháo bỏ. Luôn vệ sinh tay khi tháo bỏ từng phương tiện PHCN.
  • Khu vực mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải là hai khu vực riêng biệt.
  • Bộ quần áo mặc trong trang phục PHCN được thay và giặt tập trung sau mỗi ca làm việc

7. Đồ bảo hộ y tế giá bao nhiêu

Thành phố Hồ Chí Minh đang là thành phố có số ca lây nhiễm covid 19 cao nhất cả nước. Hà Nội cũng đang bước vào giai đoạn khó khăn. Khi có nhiều chùm ca bệnh chưa truy vết được nguồn lây. Do vậy, nhu cầu trang thiết bị, đồ bảo hộ như mũ, áo chống dịch đã được nhiều người dân tìm mua để phòng bệnh.

Liên hệ đến một trang bán các đồ bảo hộ. Chúng tôi được người bán khuyên nên mua sớm thì giá sẽ rẻ hơn. Bởi những sản phẩm này đang thực sự hót. Nên giá có thể nhảy múa theo ngày thậm chí theo giờ

Tuy nhiên, khi hỏi về tiêu chuẩn loại kính chắn giọt bắn có thực sự an toàn. Thì người bán lại không rõ về tiêu chuẩn y tế, chỉ biết bán theo nhu cầu của khách hàng. Người này cũng không quên cảnh báo chúng tôi. Loại kính chắn bọt bắn và đồ bảo hộ hiện rất khan hàng, giá cả có thể đội lên theo ngày.

Thử gõ cụm từ “đồ bảo hộ chống dịch” trên một sàn thương mại điện tử. Có hàng trăm kết quả đồng loạt hiện ra với các set đồ chống dịch và có cả bán riêng lẻ từng món với mức giá khác nhau. Dao động từ 40.000 – 200.000 đồng/set, các món riêng lẻ được bán từ 16.000 – 100.000 đồng.

Theo người bán đồ bảo hộ rẻ tiền là loại không có tiêu chuẩn hay nguồn gốc. Loại hàng này được nhập từ hộ tự gia công. Tuy nhiên, người bán cũng khẳng định hàng rẻ tiền và hàng hãng cũng được bán với giá như nhau. Bởi cửa hàng có thể in tem mác và tiêu chuẩn iso. Do vậy khách hàng khó có thể thắc mắc và nhận biết chất lượng hàng bảo hộ.

8. Mua đồ bảo hộ y tế ở đâu

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số đối tượng đã sản xuất, buôn bán các sản phẩm bảo hộ kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Như vậy, khả năng chống dịch như khuyến cáo là không có và nhiều nguy cơ gây kích ứng, tổn hại đến làn da.

Theo các chuyên gia, trong ngành y, khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ có quần áo bảo hộ nhưng sản phẩm này có những tiêu chuẩn riêng biệt, phục vụ cho mục đích điều trị đặc thù của ngành chứ không phải loại bán tràn lan trên thị trường hiện nay.

Cần tìm hiểu và xem tất cả các giấy tờ kiểm định đồ bảo hộ trước khi đặt mua sản phẩm

9. Các loại đồ bảo hộ y tế Viphaen

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *