Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng khám quy mô nhỏ có cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không?

xử lý nước thải phòng khám quy mô nhỏ

Phòng khám cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không?

Nước thải y tế luôn là vấn đề cần chú trọng trong việc xử lý và xả thải bởi tính chất ô nhiễm và những nguy cơ lây nhiễm từ nước thải y tế, vì vậy mà dù ít nhiều đối với một cơ sở phòng khám cũng nên lắp đặt hệ thống xử lý đối với nguồn phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh.

Đối với các cơ sở y tế, dù là một bệnh viện lớn, một trung tâm, cơ sở y tế hay dù chỉ là một phòng khám nhỏ thì nước thải đều có tính chất như nhau. Chỉ khác về công suất và nồng độ. Vì vậy, xử lý nước thải y tế  nói chung và xử lý nước thải phòng khám nói riêng đều bắt buộc phải thực hiện 100% dù lớn hay nhỏ

Hệ thống xử lý nước thải được quy định tại Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:

luật bảo vệ môi trường 2014
luật bảo vệ môi trường 2014

1.Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

đ) Phải được vận hành thường xuyên.

3.Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

4.Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên đây là quy định về hệ thống xử lý nước thải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật bảo vệ môi trường 2014.

5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?

+ Nước thải y tế mang mầm bệnh ô nhiễm cao như Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae, coliforms vì vậy việc xử lý nước thải y tế sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người.

+ Nước thải y tế có nhiêu thành phần ô nhiễm khác, nếu chưa được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của môi trường
+ Phân huỷ các chất dinh dưỡng trong đất

+ Nước bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh, Các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm vào nước ngầm dẫn tới không thể sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân.

+ Tránh bị xử phạt hành chính khi xả thải trái phép ( xem thêm Bài viết về xử phạt đối với hành vi xả nước thải trái phép )

 

Nên chọn phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải nào là thích hợp cho phòng khám quy mô nhỏ, lưu lượng phát sinh nước thải không nhiều ?

PHÒNG KHÁM NHỎ LẺ CÓ CẦN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÔNG ?
PHÒNG KHÁM NHỎ LẺ CÓ CẦN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÔNG ?

Đối với một số phòng khám quy mô nhỏ, vì vậy lưu lượng nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh ( bao gồm nước thải sinh hoạt từ bệnh nhân, y bác sĩ… tại đây còn có loại nước thải từ các quá trình tiểu phẩu, rửa vết thương… nhưng không quá lớn, thì việc lắp đặt hệ thống xử lý nước bằng module

Hệ thống MODULE được thiết kế tương đối đơn giản, vật liệu sử dụng trong thiết bị có độ bền cao, dễ dàng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý;

Hệ thống hoạt động ổn định, các module xử lý giúp linh động trong quá trình thi công, lắp đặt.

Thời gian thi công ngắn hơn rất nhiều so với công trình truyền thống (do đã được gia công hầu như toàn bộ tại xưởng lắp đặt),

Tiết kiệm diện tích xây dựng;

Tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí đầu tư cụm module thiết bị xử lý nước thải không cao

Chi phí vận hành rất tiết kiệm

4 Lý do vì sao nên chọn VIPHAEN  làm đơn vị xử lý nước thải phòng khám?

viphaen - Xử lý nước thải
viphaen – Xử lý nước thải
  •  Dịch vụ trọn gói dễ dàng đáp ứng các vấn đề phát sinh từ nước thải như hồ sơ, bảo dưỡng, hóa chất, thiết bị cụ thể như sau:
  1. Tư vấn – Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng khám.
  2. Xây dựng – Xây lắp thi công công trình xử lý nước thải phòng khám.
  3. Vận hành – chuyển giao công nghệ.
  4. Cung cấp các thiết bị xử lý nước thải dành cho việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp …
  5. Lập các báo cáo, phân tích môi trường ….
  • Các chương trình hậu mãi lâu dài, bên vững cho doanh nghiệp.

1.Bảo hành sản phẩm bao gồm cả thiết bị và hệ thống

2.Đảm bảo đầu ra đạt chuẩn sau khi bàn giao công trình

3.Theo dõi vận hành thử nghiệm nước thải

4.Lấy mẫu, phân tích mẫu cho báo cáo định kỳ hằng năm

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn và kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xử lý nước thải, hồ sơ thủ tục môi trường.
Đăng bởi Để lại phản hồi

VIPHAEN HƯỚNG DẪN VÙNG LŨ LỌC NƯỚC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC SAU LŨ LỤT

he thong xu ly nuoc cap sinh hoat 1

Hướng dẫn một số biện pháp xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình sau lũ bằng các biện pháp đơn giản

Thấu hiểu được tình hình cuộc sống của người dân miền Trung sau lũ đối mặt với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, không có nước sạch sử dụng, VIPHAEN gửi đến quý bạn đọc nhằm hướng dẫn một số biện pháp xử lý nước đơn giản để có nước an toàn sử dụng nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường tiêu hóa như tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn…

Áp dụng đối với những hộ gia đình chưa được cấp nước sạch từ các cơ sở cung cấp nước tập trung hoặc trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng

Hướng dẫn một số biện pháp xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình sau lũ bằng các biện pháp đơn giản
Hướng dẫn một số biện pháp xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình sau lũ bằng các biện pháp đơn giản

HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG

Với tình hình nguồn nước bị nhiễm bẩn sau mưa lũ thì Công ty môi trường Việt Phát  ( VIPHAEN ) đã gửi 400 cuốn sổ tay hướng dẫn lọc nước cho đoàn cứu trợ phát cho người dân miền Trung với các vật liệu dễ mua, dễ sử dụng.

Tuy nhiên số lượng sổ tay in sẵn vẫn chưa đáp ứng được nên hi vọng anh chị có thể chia sẻ bài viết để những người cần có thể liên hệ qua điện thoại sẽ được hướng dẫn trực tiếp

Holine hỗ trợ hướng dẫn lọc nước, khử trùng nước miễn phí: 028 6681 5166

Các biện pháp xử lý nước

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

  • Lọc nước trong, không có cặn, màu: dùng vật liệu lọc loại bỏ cặn , chất rắn lơ lửng như cát, sỏi, than

Bước 2: Khử trùng nước

a) Khử trùng bằng cách sử dụng hóa chất:
VIPHAEN HƯỚNG DẪN VÙNG LŨ LỌC NƯỚC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC SAU LŨ LỤT
VIPHAEN HƯỚNG DẪN VÙNG LŨ LỌC NƯỚC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC SAU LŨ LỤT

Cách pha hóa chất làm trong nước và khử trùng nước sau giếng, nước sử dụng bị nhiễm bẩn theo quy định của Bộ y tế

Trường hợp nước ở trong giếng không tính được thể tích nước thải có thể cho Cloramin B theo bảng sau:

b) Sử dụng các thiết bị lọc nước

Sử dụng thiết bị lọc nước cũng là phương pháp hiệu quả nhất. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng…

Thị trường hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước với các công nghệ hiện đại khác nhau. Để hỗ trợ quý bà con miền Trung. Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng . Vì vậy VIPHAEN luôn mang lại những lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất mà chi phí hỗ trợ cực kỳ ưu đãi.

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY

Công ty Môi trường Việt Phát ( VIPHAEN)  thi công hệ thống xử lý nước sạch cấp sinh hoạt, sản xuất đạt chuẩn, uy tín, giá rẻ tại Tp.Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Mỹ Tho cho các Tòa Nhà, Chung Cư; Nhà Hàng; Khách Sạn; Khu Du Lịch, Resort; Khu Công Nghiệp; Cơ sở nhà máy sản xuất Tinh Bột Mỳ; Thực Phẩm; chế biến Thủy Sản; Chăn Nuôi; Giết Mổ; sản xuất Bia; sản xuất Nước Giải Khát; sản xuất Dầu Ăn; sản xuất Mỳ Ăn Liền; sản xuất Bánh Kẹo; sản xuất Đường mía; sản xuất Nước Mắm; sản xuất Bột Cá; sản xuất Bún ; Dệt Nhuộm; Giặt Tẩy; chế biến Mủ Cao Su; sản xuất Hóa Chất; sản xuất Dược Phẩm, sản xuất Thuốc; sản xuất Thuốc Thú Y; Cơ sở Rửa Xe, Garage; Xi Mạ; Sơn; In ấn; Thuộc Da; Điện Tử; Trường Học; sản xuất Giấy; Phòng Thí Nghiệm; Luyện Kim; sản xuất Thép; Gốm Sứ; Y Tế; Bệnh Viện; Phòng Khám Đa Khoa; Phòng Khám Nha Khoa; Phòng Khám Thú Y; Nhà Hộ Sinh

Đăng bởi Để lại phản hồi

NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA

nước quan trọng như thế nào
  1. Nước và tính chất của nước

Nước là khoáng chất phổ biến nhất trên bề mặt trái đất. Nó bao phủ 3/4 bề mặt trái đất. Thể tích của nước vào khoảng 1.370 triệu km3, trong đó có từ 500,000 đến 1 triệu km3 nước ngọt phân bố trong các sông hồ và nước ngầm, băng của các cực của trái đất chiếm thể tích khoảng 25 triệu km3 cũng là nước ngọt. Cuối cùng 50,000 km3 nước trong khí quyển ở dạng hơi và mây. Lượng nước hóa hơi hàng năm khoảng 500,000 km3 và quay trở lại các lục địa vào khoanrg120,000 km3.

Nước đồng nghĩa với cuộc sống sinh vật. Đó là phần lớn nhất của vật thể sống. Nó chiếm trung bình khoảng 80%.

NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA
NƯỚC SẠCH VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA

Nước là yếu tố quan trọng nhất trong thế giới khoáng chất và sinh vật. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt là rất lớn, tính bình quân thì 1 người trong 1 năm dùng khoảng 250 m3 nước.
Nhu cầu sử dụng nước ở các nước có trình độ phát triển khác nhau cũng khác nhau. Tính theo đầu người cho 1 năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát triển là 100m3 trong khi ở Mỹ là 1500m3. Điều đó nói lên rằng cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên.

Do vậy một yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ nguồn nước, phải xử lý nước trong bất kỳ trường hợp nào bao gồm cả xử lý nước thải, xử lý nước mặt, xử lý nước cấp để có nước sạch cung cấp cho các nhu cầu của xã hội, hạn chế chất thải ô nhiễm vào môi trường tự nhiên.

Chắt chiu từng giọt nước sạch
Để góp phần bảo vệ nguồn nước sạch và gìn giữ cho môi trường nước được dồi dào. Mỗi một công dân trên thế giới cần phải có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

Không xả rác, thải nước bẩn xuống nguồn nước.
Tiết kiệm nước sạch, tắt nước khi không sử dụng.
Xử lý rác thải và rác sinh hoạt thường ngày.
Xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường.
Việc chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng không chỉ mang đến một cuộc sống tươi sạch cho con người. Mà bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường cần phải được rèn luyện và hình thành trong tư tưởng của mỗi công dân toàn cầu. Chỉ khi chúng ta có ý thức, hiểu biết và trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, thì chúng ta mới có thể chung tay với các bạn bè quốc tế lan toả thông điệp và trở thành một công dân toàn cầu thực thụ.

2. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước

Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo luật môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.  Kết hợp với các yêu cầu về chất lượng nước và các chất gây ô nhiễm nước, người ta đưa ra một số thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước.

a. Độ pH
Là  một trong những chỉ tiêu cần xác định đối với chất lượng nước. Gía trị pH cho phép chúng ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước.

b. Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học  và sinh hóa xảy ra trong nước.

Chỉ tiêu nhiệt độ cần đo ngay tại nơi lấy mẫu bằng nhiệt kế hay bằng các máy đo nhiệt độ. Các máy đo nhiệt độ thường gắn liền với các máy đo pH, do DO, …

c. Màu sắc

Màu sắc của nước là do các tính chất bẩn trong nước gây nên. Màu sắc của nước làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng trong sản xuất.

Màu của nước là do những nguyên nhân sau:

  • Màu của các chất hữu cơ: Mày này rất khó xử lý bằng phương pháp đơn giản. Thí dụ như các mùn humic làm nước có màu vàng, các loại thủy sinh, rong, tảo làm nước có màu xanh…
  • Các chất vô cơ là những hạt rắn, gây ra màu biểu kiến. Màu này xử lý đơn giản hơn, ví dụ như các hợp chất Fe3+ không tan trong nước có màu nâu đỏ, nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp thường gây ra màu xám hay tối.

d. Độ đục

Là do các hạt chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do các động thực vật sống trong nước gây nên.

Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quan hợp dưới nước

e. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan ( TDS )

Là hiệu số  của tổng lượng chất rắn và hàm lượng chất rắn huyền phù. Đơn vị tính mg/l

TDS = TS -SS

f. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ( DO)

Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các sinh vật sống trong nước.

Hàm lượng oxy hòa tan giúp ta đánh giá được chất lượng nước.

g. Nhu cầu oxy hóa sinh hóa ( BOD )

Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước

Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếm khí. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn.

h. Nhu cầu oxy hóa hóa học ( COD )

Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước

COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng hóa học. COD cũng là 1 trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm

m. Hàm lượng kim loại nặng.

Các kim loại nặng thường có trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp. Nhưng kim loại này ở các độ pH khác nhau tồn tại ở các dạng khác nhau gây ô nhiễm nước, độc hại đối với vi sinh vật.

n. Các chỉ tiêu vi sinh

Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các đơn bào. Chúng xâm nhập vào nước từ các môi trường xung quanh hoặc sống trong nước. Có thể chia chúng thành hai loại:

  • Loại vi sinh có hại là các vi khuẩn gây bệnh…
  • Các loài rong tảo làm nước có màu xanh, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước, khi phân hủy sẽ tiêu thụ oxy, gây hiện tượng thiếu oxy.

 

Đăng bởi 1 phản hồi

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

Việc xử lý nước thải có hiệu quả hay không, phụ thuộc vào công đoạn nuôi cấy vi sinh bởi khả năng phát triển của vi sinh ảnh hưởng rất lớn hiệu suất khi xử lý nước thải.

Cùng VIPHAEN hiểu rõ hơn về vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

1. Vi sinh trong xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học. Với mỗi loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý. Với mỗi môi trường nước thải chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật khác nhau.

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

2. Vai trò của vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã không còn quá xa lạ với các đơn vị thi công, hay các doanh nghiệp, phương pháp này được coi là công nghệ xử lý hiệu quả và rất thân thiện với môi trường.

Thường được áp dụng vì dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa, nhưng do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi xử lý nước thải cần xem xét nước thải có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển.

 

3. Các dạng vi sinh thường gặp 

a) Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy các chất hữu cơ hình thành nguồn năng lượng cacbon mới

b) Vi sinh vật tự dưỡng: Oxy hóa chất vô cơ để hấp thụ năng lượng và sử dụng nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp mới

4. Quy trình nuôi cấy vi sinh hiệu quả cao

Đối với việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh cực kỳ quan trọng. Khả năng thích ứng và phát triển của vi sinh vật quyết định đến hiệu suất xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải đầu ra. 

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

Hôm nay VIPHAEN sẽ cùng quý độc giả điểm qua quy trình nuôi cấy vi sinh để đạt hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải : 

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải ?

* Bước đầu nuôi cấy cho hệ thống mới: 

Hàm lượng chất dinh dưỡng như Nito, Photpho là những nguyên tô cần thiết cho vi sinh vật, kích thích sinh học. Vì Nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp protein nên số liệu về chỉ tiêu này rất cần thiết để xác định được khả năng có thể xử lý của một số loại nước thải bằng quá trình sinh học.

* Phương pháp nuôi cấy vi sinh cơ bản:

Vi sinh vật tồn tại trong môi trường nước rất nhiều, nhưng để rút ngắn thời gian nuôi cấy chúng ta phải bổ sung thêm 1 lượng bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước nuôi cấy vi sinh:

+ Cấy men vi sinh: Sử dụng các gói vi sinh có sẵn (mua men vi sinh sẵn có) hoặc có loại vi sinh nước để tạo sinh khối vi sinh

+ Phương pháp 2 là nuôi bằng bùn hoạt tính, tức là sử dụng bùn từ 1 số hệ thống đang hoạt động ổn định, vì lượng bùn này phát triển tốt nên sử dụng nuôi vi sinh cực kỳ hiệu quả.

Khi nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải cần quan tâm :
– Khối lượng vi sinh cấy trong một ngày.

– Thể tích bể sinh học.

– Nồng độ pH từ 6-8 (trung tính là tốt nhất)

– Các chế phẩm vi sinh khác để kích thích quá trình nuôi cấy cũng như duy trì hệ thống.

Cải thiện vệ sinh môi trường và quản lý nước thải là trọng tâm của việc giảm đói nghèo và cải thiện sức khoẻ con người

Quản lý nước thải thành công và bền vững sẽ cần một quy mô đầu tư hoàn toàn mới, bắt đầu từ bây giờ, hãy cùng chúng tôi thực hiện nó vì LỢI ÍCH CỦA BẠN, CỦA VIPHAEN VÀ TOÀN CẦU.



Đăng bởi Để lại phản hồi

Nước thải y tế và 5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?

Xử lý nước thải y tế 2020

Nước thải y tế và 5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?

Nước thải y tế và 5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?
Nước thải y tế và 5 lý do cần xử lý nước thải y tế một cách triệt để trước khi xả thải ra môi trường?

1. Nước thải y tế, và nguồn gốc phát sinh nước thải y tế

  • NƯỚC THẢI Y TẾ LÀ GÌ ?
    Là loại nước thải đặc thù phát sinh từ cơ sở khám chữa bệnh. Đây là nguồn ô nhiễm chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại cho con người và hệ sinh thái
    Mỗi ngày các bệnh viện, phòng khám tiế nhận hàng trăm ngàn bệnh nhân với số lượng nước thải từ quá trình khám chữa bệnh cực kỳ lớn. Vì vậy nước thải y tế cần được xử lý triệt để để phân hủy các chất ô nhiễm gây bệnh có trong nước thải

 

  • 5 LÝ DO CHÚNG TA CẦN XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ NƯỚC THẢI Y TẾ TRƯỚC KHI XẢ THẢI RA MÔI TRƯỜNG NGOÀI:

+ Nước thải y tế mang mầm bệnh ô nhiễm cao như Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae, coliforms vì vậy việc xử lý nước thải y tế sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người.

+ Nước thải y tế có nhiêu thành phần ô nhiễm khác, nếu chưa được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của môi trường
+ Phân huỷ các chất dinh dưỡng trong đất

+ Nước bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh, Các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm vào nước ngầm dẫn tới không thể sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân.

+ Tránh bị xử phạt hành chính khi xả thải trái phép ( xem thêm Bài viết về xử phạt đối với hành vi xả nước thải trái phép )

Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.
Cùng xem qua quy trình của một hệ thống xử lý nước thải y tế sẽ được diễn ra như thế nào nhé

2. Quy trình xử lý nước thải y tế

– Quy trình xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám như sau:

STT Hạng mục Công dụng Mô tả
Bể xử lý sơ bộ Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải được dẫn qua lưới chắn rác đặt trong bể tách mỡ để giữ lại rác, mỡ nổ trên mặt. Chúng được vớt bỏ thường xuyên
Bể keo tụ Phản ứng hóa chất keo tụ Nước thải từ bể xử lý sơ bộ sẽ được bơm qua bể keo tụ keo tụ tạo bông bằng hóa chất PAC và Polymer. Sau đó nước sẽ tự chảy qua bể lắng.
Bể lắng hóa lý Lắng bông bùn keo tụ Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn keo tụ. Bùn sau khi lắng được bơm về bể chứa bùn.
Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn và pH được kiểm soát ở mức trung hòa
Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.
Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.
Bể khủ trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước
Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước
Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.

 

Khi nước thải chảy qua ngăn lắng để lắng tự nhiên các chất không tan, vi sinh lắng xuống đáy bể được tuần hoàn về bể thiếu khí để tận dụng lại nguồn vi sinh này, đồng thời chúng cũng là thức ăn cho các chủng vi sinh dị dưỡng tại ngăn thiếu khí và hiếu khí  của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nên lượng bùn thải sinh ra rất ít. Sau đó nước qua ngăn khử trùng trước khi thoát ra bên ngoài nguồn tiếp nhận.

 

Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải ngành y tế

  1. Ưu điểm từ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám mà VIPHAEN mang lại:

 

– Xử lý nước thải bằng công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, giảm chi phí vận hành mỗi ngày

– Hệ thống xử lý với độ bền, tuổi thọ cao, vận hành đơn giản hạn chế tối đa sự cố

– Tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng mà vẫn đảm bảo một hệ thống hoàn hảo

– Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn A QCVN 28:2010/BTNMT

VIPHAEN cam kết đem lại những sản phẩm tốt nhất về công nghệ cũng như hiệu quả cho chủ đầu tư trong bất kỳ trường hợp nào.

Đăng bởi Để lại phản hồi

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

báo cáo xả thải

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

 

Công ty Môi trường VIPHAEN xinh gửi đến quý doanh nghiệp: Mẫu báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 36) ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Mẫu 36
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)

BÁO CÁO
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
…………………………………………………………………………….(1)
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
Ký (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO
Ký, đóng dấu

Địa danh, tháng…./năm…..

 

HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email…) và về cơ sở xả nước thải (tên, vị trí, quy mô, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, năm bắt đầu hoạt động).
2. Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở xả nước thải:
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: công nghệ sản xuất, sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
– Đối với khu/cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp): giới thiệu các ngành sản xuất (tổng số nhà máy, xí nghiệp, loại hình sản xuất chính).
– Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: quy mô vùng nuôi (diện tích vùng nuôi, tổng diện tích mặt nước; số ao, đầm nuôi), hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi (mùa vụ, giống, thức ăn, thuốc; hóa chất, chế phẩm nuôi và bảo vệ môi trường, …).
– Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: phạm vi, quy mô, diện tích vùng thu gom, xử lý.
3. Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải: lưu lượng nước sử dụng, lưu lượng xả nước thải trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (tính theo m3/ngày đêm); chất lượng nước thải (nêu rõ Quy chuẩn về chất lượng nước thải đạt được trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận, hệ số áp dụng); lượng nước, mục đích tái sử dụng nước sau xử lý (nếu có).
4. Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải.
– Mô tả sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (nêu rõ toàn bộ hệ thống thu gom nước thải đến vị trí công trình xử lý nước thải; hệ thống dẫn, xả nước thải sau xử lý ra nguồn nước tiếp nhận; hệ thống sông, suối khu vực nguồn tiếp nhận nước thải; vị trí các điểm khai thác, sử dụng nước, xả nước thải lân cận cùng xả vào nguồn nước tiếp nhận); tọa độ, địa giới hành chính vị trí xả nước thải; tên, địa giới hành chính nơi xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
– Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải.
5. Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải.
Thuyết minh việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải và vị trí xả nước thải trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nước thải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho việc xả nước thải.
6. Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước.
7. Trình bày các căn c ứ, tài liệu lập báo cáo.
– Các quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng chức năng nguồn nước, phân vùng xả nước thải liên quan tới nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có); quy hoạch về thủy lợi, cấp nước, thoát nước và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
– Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo (liệt kê các thông tin, tài liệu thu thập và tài liệu, số liệu do tổ chức/cá nhân khảo sát, đo đạc thực tế).
8. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo.
– Phương pháp thực hiện xây dựng báo cáo.
– Thông tin về tổ chức lập báo cáo (tên, năng lực thực hiện).
– Danh sách thành viên tham gia.

Chương I
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI

I. Hoạt động phát sinh nước thải
Trình bày hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thuyết minh rõ về nhu cầu sử dụng nước, xả nước thải, lượng nước thải thu gom, xử lý, chất lượng nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, với các nội dung chính sau:
1. Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải.
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày sơ đồ quy trình sản xuất (chỉ rõ các công đoạn sử dụng nước, phát sinh nước thải, công đoạn sử dụng nước tuần hoàn); định lượng sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
b) Đối với khu công nghiệp: thống kê các cơ sở phát sinh nước thải (trong phạm vi khu), trong đó, nêu rõ các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu và các cơ sở được thu gom, xử lý nước thải riêng.
c) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày sơ đồ quy trình nuôi và việc sử dụng nước, xả nước thải trong quy trình nuôi.
d) Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày số dân thuộc địa bàn thu gom, xử lý nước thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực thu gom, xử lý (số lượng, loại hình, tình trạng xử lý nước thải của từng cơ sở, giấy phép xả nước thải được cấp).
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải (tính theo m3/ngày đêm):
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước thải của các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…;
– Đối với khu công nghiệp: tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của toàn khu và từng cơ sở;
– Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước xả trong quy trình nuôi.
– Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày lượng nước thải sinh hoạt, lượng nước thải công nghiệp thuộc địa bàn thu gom, xử lý của công trình.
3. Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý (tính theo m3/ngày) và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý (có kết quả phân tích chất lượng nước thải để chứng minh).
Riêng đối với khu công nghiệp: trình bày chất lượng nước thải của từng cơ sở phát sinh nước thải trước khi được thu gom vào công trình thu gom nước thải tập trung (nêu rõ thông số, nồng độ chất ô nhiễm; kết quả phân tích chất lượng nước thải của từng cơ sở); lượng nước thải được thu gom, xử lý (đơn vị m3/ngày đêm) và chất lượng nước thải tại công trình thu gom tập trung (có kết quả phân tích chứng minh); các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý riêng thì nêu rõ chất lượng nước thải sau xử lý và giấy phép xả nước thải của các cơ sở này.
II. Hệ thống thu gom nước thải
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và việc xử lý sơ bộ nước thải, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom.
2. Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung.
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải kèm theo)
III. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích mặt bằng của cơ sở, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa (nêu rõ các khu vực thu gom, đường dẫn nước mưa, vị trí thoát nước mưa); đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa.
2. Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm (nếu có).
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước nước mưa kèm theo)
IV. Hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh rõ về khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải (chứng minh được hiệu quả và khả năng xử lý nước thải của hệ thống) với những nội dung chính sau đây:
1. Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.
2. Trình bày sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải (nêu rõ thông số kỹ thuật cơ bản và hiệu quả xử lý tại các công đoạn).
3. Liệt kê danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải (hãng sản xuất, xuất xứ, thông số kỹ thuật chính, …).
4. Trình bày việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải (nêu rõ tên loại hóa chất, chế phẩm vi sinh; công đoạn xử lý có sử dụng; lượng hóa chất, chế phẩm vi sinh sử dụng).
(Có phụ lục bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải kèm theo)
V. Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận
Trình bày việc dẫn, xả nước thải sau khi xử lý (từ đầu ra của hệ thống xử lý nước thải) đến nguồn nước tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Sơ đồ và mô tả hệ thống cống, kênh, mương…dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận.
2. Mô tả công trình cửa xả nước thải (loại công trình, kích thước, vật liệu…).
3. Chế độ xả nước thải (nêu rõ việc xả nước thải là liên tục 24h/ngày đêm hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày…).
4. Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ là bơm, tự chảy, xả mặt, xả đáy, xả ven bờ, giữa dòng, giữa hồ…).
Chương II
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
I. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
Mô tả các yếu tố tự nhiên liên quan đến điều kiện nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải.
2. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải.
3. Chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước.
a) Diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là sông, suối).
b) Chế độ hải văn (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là biển).
c) Chế độ, diễn biến mực nước hồ (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là hồ, ao).
II. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận
1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường khác).
2. Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
III. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
IV. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày các hoạt động xả nước thải khác cùng xả vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
1. Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
2. Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
Chương III
KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC
I. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận.
II. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước
III. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
IV. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
V. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 2
Đánh giá theo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận đã xác định ở trên vào thời kỳ kiệt nhất trong năm, vào thời điểm xả nước thải với lưu lượng thường xuyên và lớn nhất.
(Trình tự, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải theo quy định hiện hành/hướng dẫn tại Thông tư 02/2009/TT- BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương IV
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
I. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
Trình bày các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước (kế hoạch thay đổi công nghệ sản xuất; công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; tuần hoàn, tái sử dụng nước; thay đổi, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; thay đổi phương thức xả nước thải…).
II. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước
Trình bày các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước có khả năng xả ra và biện pháp, kinh phí phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 (công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên) thì cần trình bày rõ phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
III. Quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải
1. Trình bày biện pháp, tần suất, vị trí quan trắc lưu lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
2. Trình bày biện pháp, tần suất, thông số, vị trí quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý; chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
3. Trình bày việc bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải tự vận hành và quan trắc); hoặc nội dung hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
(Phụ lục kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận kèm theo nếu có)
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT:
– Kết luận: khả năng thu gom, xử lý nước thải; hiện trạng nguồn nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
– Kiến nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước: lưu lượng, chất lượng nước thải, vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, thời hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
– Các cam kết: xả nước thải theo nội dung giấy phép được cấp; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm; bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ra ô nhiễm, sự cố ô nhiễm; quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải.
—————————————
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu (vị trí lấy mẫu ở thượng lưu và hạ lưu vị trí xả nước thải) và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng nguồn nước và các nguồn thải xung quanh khu vực vị trí lấy mẫu).
(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận là các thông số theo QCVN hiện hành về chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các thông số có trong nguồn thải hoặc theo QCVN về chất lượng nước thải hiện hành).
2. Số liệu quan trắc chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận (nếu có).
3. Văn bản quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng xả thải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
4. Các bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước thải, nước mưa;
5. Báo cáo thuyết minh, bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải;
6. Văn bản hợp lệ việc tổ chức/cá nhân được giao, được thuê hoặc được sử dụng đất để đặt công trình dẫn, xả nước thải trong trường hợp hệ thống dẫn, xả nước thải của tổ chức/cá nhân đề nghị xin phép không nằm trên đất do tổ chức/cá nhân này quản lý.
7. Hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải (đối với trường hợp cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).

Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ hơn về mẫu báo cáo xả thải định kỳ của doanh nghiệp.
Việc thực hiện một mẫu báo cáo sẽ có nhiều trở ngại hơn trong quá trình thực hiện, nếu cần hỗ trợ thực hiện hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 
Với phương châm nhanh chóng và hiệu quả, VIPHAEN tin rằng sẽ mang lại kết quả mong muốn cho doanh nghiệp.

Đăng bởi Để lại phản hồi

VIPHAEN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHAN THIẾT

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-go-noi-that

Môi trường VIPHAEN chuyên thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải sản xuất đồ nội thất, doanh nghiệp bạn đang gặp sự cố trong quá trình vận hành, nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, bạn cần nâng cấp cải tạo hay xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT (VIPHAEN) để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí, chúng tôi đảm bảo giúp bạn đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

VIPHAEN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở PHAN THIẾT

Công ty môi trường Việt Phát thi công Hệ thống xử lý nước thải tại KCN Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho Công ty gỗ xuất khẩu qua thị trường Mỹ

Loading video

 

Video khởi công công trình

Loading video

Video quá trình đổ bê tông các bể xử lý nước thải

Loading video

 

Video vận hành tổng thể hệ thống xử lý nước thải

 

Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân viên tại nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất

Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B, và đảm bảo tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Phan Thiết

Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn

Đăng bởi Để lại phản hồi

DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ CẦN PHẢI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG ?

Hệ thống quan trắc nước thải tự động

Khi nào doanh nghiệp cần Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Quy định lắp đặt Trạm quan trắc nước thải theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Bên cạnh việc Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, doanh nghiệp cần hiểu được những vấn đề liên quan dựa theo quy mô, tích chất hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như đối với hệ thống trên 500m3/ngày (24 giờ)  hay 1.000 m3/ngày (24 giờ) phải bổ sung hệ thống quan trắc tự động
Để hiểu thêm chi tiết VIPHAEN gửi đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về Hệ thống quan trắc nước thải tự động theo quy định mới nhất hiện nay:

1. Quan trắc nước thải tự động là gì ? 

Quan trắc nước thải tự động là hệ thống được lắp đặt tại nơi nước thải đã được xử lý và thải ra môi trường bên ngoài. Hệ thống quan trắc sẽ theo dõi lưu lượng  ( Q) và đo lường các chỉ tiêu quan trắc khác theo đúng quy định để đánh giá chất lượng nước thải thông qua các chỉ số đã được thiết lập trong hệ thống quan trắc.
Hệ thống quan trắc tự động sẽ liên tục cập nhật dữ liệu chất lượng nước thải và báo lên Sở TN & MT để theo dõi giám sát.

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Tính chất liên tục của trạm quan trắc sẽ giúp cho việc đưa ra các biện pháp giải quyết ứng cứu kịp thời nếu có sự cố.

2. Đối tượng cần phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Theo NĐ 40/2019/NĐ-CP khoản 2  điều 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải

Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:
a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Nội dung thực hiện việc lắp đặt quan trắc nước thải tự động: 

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động ?

Các doanh nghiệp quy định ttrên phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các dự án trên khi đang triển khai xây dựng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia;
– Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định;
– Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ và chlorine.
Lưu ý: Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

VIPHAEN HOÀN THÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN

Xu ly nuoc thai muc in

VIPHAEN HOÀN THÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN

Tháng 4/2020 Công ty môi trường Việt Phát VIPHAEN đã hoàn thành và bàn giao công trình xử lý nước thải mực in cho công ty in lụa ở Vĩnh Lộc, Bình Chánh, HCM

Cụm bể xử lý được gia công bằng thép

Đáy bể lắng

Gia công máng răng cưa

Bể lắng

Tủ điện điều khiển

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B

Video quá trình thi công cụm bể xử lý nước thải bằng thép

Đăng bởi Để lại phản hồi

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NÀO HIỆU QUẢ NHẤT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI MỰC IN

Hệ thống xử lý nước thải mực in

Bài viết “Phương pháp xử lý nào hiệu quả nhất đối với nước thải mực in ?” sẽ giúp cho quý doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh ngành mực in, hay các ngành sản xuất liên quan có cái nhìn chi tiết hơn về tính chất của nước thải mực in. Hãy cùng VIPHAEN tìm hiểu nhé !

Phương pháp xử lý nào hiệu quả nhất đối với nước thải mực in ?
Phương pháp xử lý nào hiệu quả nhất đối với nước thải mực in ?

1. Nước thải mực in là gì, nguồn phát sinh nước thải từ đâu ?

Như chúng ta đã biết  hầu như nước thải từ quá trình sản xuất mực in không phát sinh nhiều, chủ yếu phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết bị máy móc, rửa thiết bị hay từ quá trình vệ sinh xưởng khi mực in bị tràn đổ. Tuy nhiên, nồng độ các chất gây ô nhiễm rất cao. Khi trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận không qua xử lý, ô nhiễm hữu cơ (do nguyên liệu sản xuất của nhà máy sử dụng là bột màu hữu cơ), chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.

Với những ảnh hưởng tiêu cực của nước thải mực in tới môi trường bởi nồng độ ô nhiễm cao đặc biệt đối với sinh thái và con người. Vì vậy nước thải mực in phải cần được xử lý trước khi xả thải ra môi trường ngoài.

2. Tìm hiểu về quy trình, công nghệ xử lý nước thải mực in

xu ly nuoc thai muc in
xu ly nuoc thai muc in

*Vai trò của Bễ điều hòa trong xử lý nước thải mực in:


Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.

*Bể keo tụ – tạo bông

Nước thải mực in từ bể điều hòa được bơm sang bể keo tụ – tạo bông. Tại đây hóa chất trợ keo tụ được châm vào các bông cặn li ti sẽ dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu và dễ lắng xuống đáy bể lắng. Phần bùn lắng ở đáy bể được  xã bỏ định kỳ về Bể Chứa Bùn. Nước sau khi lắng có hàm lượng COD, BOD và SS giảm.

*Bể lắng

Nước thải được dẫn đến bể lắng một tại đây diễn ra quá trình lắng. Những cặn bông lớn sẽ lắng xuống đáy được vận chuyển đến bể chứa bùn hóa lý tiếp tục xử lý. Lượng nước thải được đưa đến bể điều hòa.

*Bể điều hòa

Nhiệm vụ của bể điều hòa là chứa tập trung các nguồn nước thải đã xử lý sơ bộ và thực hiện điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Tạo sự ổn định cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tránh trường hợp xử lý quá tải. Trong bể điều hòa nước thải sẽ được sục khí liên tục bởi máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm loại bỏ trường hợp yếm khí. Nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí.

 

Tham khảo thêm những công trình xử lý nước thải mực in được thực hiện bởi VIPHAEN TẠI ĐÂY