Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe Ô Tô, Phương Tiện Giao Thông Phòng Dịch Đúng Cách

Hướng dẫn khử khuẩn xe ô tô, phương tiện giao thông phòng dịch đúng cách

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính vì vậy, việc dọn dẹp và khử khuẩn trên xe ôtô như thế nào rất cần thiết. Dưới đây là những gợi ý cho các tài xế tự khử trùng phương tiện giao thông.

1. Chọn Chất khử khuẩn cho xe ô tô, xe khách, xe chở hàng …Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe

Cloramin Bhoá chất khử khuẩn mà người dân hoàn toàn có thể sử dụng. Cloramin B có tác dụng diệt khuẩn trong nước, khử khuẩn trên bề mặt.

Tác dụng này nhờ vào Clo hoạt tính hay Clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290gr/kg.

Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Trao đổi với Lao Động, TS.BS Trương Anh Thư – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai), Được WHO và Bộ y tế khuyên dùng trong các văn bản hướng dẫn.Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe

Vậy nên, người dân có thể yên tâm khi sử dụng. Tuy nhiên người dân cần lưu ý rằng, phải pha đúng nồng độ và mang khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình khử khuẩn để phòng trường hợp kích ứng da”, TS.BS Trương Anh Thư cho biết.

Nồng độ Cloramin B pha như sau: Vệ sinh hàng ngày pha 2 g/lít , Khử khuẩn hàng tuần pha 4g/lít

2. Những bộ phận trên xe cần được khử khuẩn thường xuyên

  • Chìa khoá xe: Đây là vật dụng đầu tiên bạn tiếp xúc, chính vì vậy, chìa khoá xe cần phải được vệ sinh sạch sẽ.

Do vậy, bên cạnh việc chú ý rửa tay thường xuyên, chúng ta cũng nên lưu ý khử trùng chiếc chìa khóa xe nhỏ bé bằng hoá chất Cloramin B..

  • Tay nắm cửa và nút bấm: Vật dụng này cũng cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tránh lây truyền chéo virus.

Bên cạnh đó, bên trong ôtô có rất nhiều bộ phận khác như công tắc mở kính, núm radio, điều chỉnh âm lượng, bảng điều khiển, hộc đựng cốc, dây an toàn… thường xuyên có tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng nên đây có thể là nơi ẩn náu của vi khuẩn hay virus mà ít ai ngờ tới.

  • Vô lăng: Lau vô lăng bằng khăn lau khử trùng giúp loại bỏ bất kỳ mầm bệnh tiềm ẩn nào có thể có trên đó. Một mẹo hay là bạn đeo găng tay mọi lúc, ngay cả khi lái xe.
  • Thảm sàn và ghế ngồi: Đây là những bộ phận vô cùng quan trọng không chỉ để trang trí mà còn giúp giữ vệ sinh khu vực nội thất bên trong ôtô.

Tuy nhiên, vị trí bên dưới khó vệ sinh khiến khu vực này rất dễ trở thành nơi cư trú cho các vi khuẩn sinh sôi từ các mẩu vụn đồ ăn đánh rơi hay bụi bẩn lâu ngày không được quét dọn.

Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe

Nguồn ảnh: Báo lao động

3. Lưu ý khi khử khuẩn xe ô tô 

Khi vệ sinh những vật dụng này, tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy hoặc hydro peroxide nào trên nội thất của xe.

Bởi cả hai hoá chất này sẽ gây ra thiệt hại cho nhựa vinyl, vật liệu khá phổ biến trên ôtô ngày nay.

Đối với ôtô, các dung môi khác như rượu, acetone, dầu hỏa,…. nên tránh sử dụng, vì nó có thể làm hỏng các thành phần nội thất đắt tiền.

Hãy cẩn thận với chất khử trùng dạng phun vì chúng chỉ hoạt động thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe
Hướng Dẫn Khử Khuẩn Xe

Nguồn ảnh: Báo dân trí

Link mua Cloramin B khử khuẩn ô tô: https://viphaen.com/danh-muc-san-pham/hoa-chat/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn trường học phòng dịch covid

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn trường học phòng dịch covid

Để phòng ngừa dịch bệnh tại trường học như bệnh tay chân miệng, bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, trường học, trường mầm non phải chủ động thực hiện rửa tay thường xuyên, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần theo hướng dẫn như sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn cho trẻ, người chăm sóc trẻ, học sinh, sinh viên và giáo viên. Rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ (thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ), khi bàn tay bị vấy bẩn, đặc biệt là sau khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bệnh.

2. Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Cloramin B, pha nửa muỗng cà phê trong 1 lít nước

Nguồn ảnh: Trường mầm non Thái nguyên vệ sinh khử khuẩn phòng dịch

Nguồn ảnh: Trường Tiểu học Hoàng Diệu dọn vệ sinh lớp học

3. Khử khuẩn:
– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ, Bàn ghế, thiết bị giảng dạy bằng dung dịch Cloramin B, pha một muỗng cà phê trong 1 lít nước.
– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày. Pha 5 muỗng cà phê bột cloramin B trong 1 lít nước. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.

Nguồn ảnh: Khử khuẩn phòng học tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng đúng cách:
+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.
+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.

Lưu ý: Nên dùng hai xô hoặc thau riêng biệt: một để chứa nước đã pha dung dịch khử khuẩn, một chứa nước sạch để xả bẩn. Khăn lau cũng nên dùng 2 cái riêng: một để lau khử khuẩn, một để lau lại, lau khô. Khi thấy dung dịch khử khuẩn hay nước xả bẩn, đục màu thì thay dung dịch hoặc nước khác. Không tận dụng dung dịch đã khử khuẩn đồ chơi, vật dụng để lau nhà vì dung dịch lúc này không đủ tác dụng khử khuẩn.

Nguồn: Website Bệnh viện 115

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cloramin B Tác Dụng Khử Khuẩn Trong Thời Gian Bao Lâu

Sau bao lâu khử khuẩn bằng Cloramin B lại thì môi trường sẽ được khử khuẩn tốt nhất.

Trước một số ý kiến và dư luận trên mạng xã hội cho rằng việc phun khử khuẩn không có tác dụng nhiều trong việc khử khuẩn, Đại tá Từ Minh Sơn, Trưởng phòng Hóa học, Quân khu 7, đã có ý kiến phản hồi.

“Trước tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay, chúng ta phải cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống dịch bệnh. Và việc phun khử khuẩn toàn thành phố cũng nằm trong các biện pháp hữu hiệu này. Nếu không có tác dụng thì chúng tôi thực hiện làm gì”, Đại tá Từ Minh Sơn nhấn mạnh.

Theo Đại tá Từ Minh Sơn, từ đầu tháng 6 đến này, trong tất cả các đợt khử khuẩn tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng đều sử dụng chất Cloramin B để pha phun khử khuẩn. Cloramin B có tác dụng tốt nhất khi phun trong thời tiết tốt, không mưa bởi mưa sẽ trôi rửa hết dung dịch, làm giảm khả năng diệt khuẩn. Sau khi phun, Cloramin B sẽ có tác dụng khử khuẩn trong vòng 3 đến 4 tiếng và sau 7 đến 10 ngày phun khử khuẩn lại thì môi trường sẽ được khử khuẩn tốt nhất.

Cũng theo Đại tá Từ Minh Sơn thì Cloramin B không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Người dân có thể hít thở bình thường. Tuy nhiên, không chỉ với Cloramin B mà với bất kỳ chất khử khuẩn hay dung dịch vệ sinh nào, tốt nhất mọi người đều nên rửa lại sạch sẽ sau khi dính hay sử dụng.

Cloramin B là hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyến nghị sử dụng để sát khuẩn cho các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trường học, văn phòng; những nơi dân cư tập trung sinh sống như chung cư, khu tập thể, hộ gia đình…

“Việc này sẽ hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh phát tán trong không khí và bám trên các bề mặt”, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải cho hay.

Cloramin B khử khuẩn phòng dịch tại cơ sở y tế

Nguồn: Báo CAND

Tìm hiểu thêm về các loại Cloramin B tại : https://viphaen.com/danh-muc-san-pham/hoa-chat/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn tự khử khuẩn tại nhà có F0 nhiễm Covid bằng Cloramin B?

Có nên tự mua Cloramin B để khử khuẩn nhà cửa trong mùa dịch COVID-19 ?

Theo chia sẻ của một số cửa hàng bán trang thiết bị y tế, thời điểm này, không chỉ có khách hàng là các trường học, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mà nhiều hộ dân cũng tìm đến mua thiết bị và Cloramin B để khử khuẩn nhà cửa. Điều này khiến cho Cloramin B trở nên đắt khách, cầu nhiều hơn cung.

Theo TS.BS Trương Anh Thư – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai), Cloramin Bhoá chất khử khuẩn mà người dân hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà. “Bản chất Cloramin B nằm trong thành phần một số chất tẩy rửa đồ gia dụng mà người dân vẫn thường có trong gia đình. Vậy nên, người dân có thể yên tâm khi sử dụng. Tuy nhiên người dân cần lưu ý rằng, phải pha đúng nồng độ và mang khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình khử khuẩn để phòng trường hợp kích ứng da”, TS.BS Trương Anh Thư cho biết.

Do mặt hàng Cloramin B đang bán chạy, nên ghi nhận của báo laodong. vn, sản phẩm này được bán tràn lan tại các cửa hàng và shop online, trong đó có những sản phẩm không có hướng dẫn sử dụng. Còn ở bao bì của sản phẩm này có dòng chữ “made in China” và hạn sử dụng đến tháng 6.2026 hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 Ảnh nguồn báo laodong . vn

Vì vậy, để tránh mua những sản phẩm kém chất lượng. người dân nên chọn những sản phẩm chính hãng được phân phối bởi viphaen. Gồm có Chloramine B DGC, Cloramine B Clorabee dạng bột và Cloramin B Ceteco dạng viên nén của Việt Nam sản xuất, Chloramine B S&M do Cộng Hòa Séc sản xuất.

viphaen là đơn vị cung cấp tất cả các sản phẩm Cloramin B chính hãng tại Việt Nam

1. Hướng dẫn khử khuẩn Covid F0 tại nhà:

 

2. Hướng dẫn khử khuẩn khi có bệnh nhân cách ly tại nhà

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn cho người cách ly tại nhà

Phòng ở của người được cách ly tốt nhất là phòng riêng

Nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở nơi lưu trú ít nhất 2 m và xa khu sinh hoạt chung

Đảm bảo thông thoáng khí

Không sử dụng điều hòa nhiệt độ

Thường xuyên được vệ sinh

Hạn chế các vật dụng trong phòng

Nếu có điều kiện chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại

Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch

Có túi rác, thùng rác có nắp đậy

Hàng ngày thực hiện vệ sinh khử khuẩn

Phòng ở của người cách ly

Khu vực sinh hoạt chung tại nơi ở nơi cư trú khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường, chất tẩy rửa bồn cầu, dung dịch khử khuẩn 0,05-1% Clo hoặc cồn trên 70 độ

Để pha được dung dịch 0,05% Clo hoạt tính, cần dùng 2 gam bột Cloramin B pha với 1 lít nước.

Để pha được dung dịch 0,1% Clo hoạt tính, cần dùng 4 gam bột Cloramin B pha với 1 lít nước.

Pha dung dịch đủ dùng trong ngày

Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 10 phút

Ưu tiên khử trùng bằng cách lau rửa

Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang khi khử khuẩn

Các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn

Khử khuẩn ít nhất 1 lần mỗi ngày với nền nhà, ,Bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc

Khử trùng ít nhất 2 lần mỗi ngày với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại chung

Tắt tất cả các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử trùng

Bố trí đủ túi rác, thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện

Khẩu trang, khăn giấy lau mũi miệng đã qua sử dụng của người cách ly phải được cho vào thùng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn

Không dùng chung các đồ vật, vật dụng cá nhân với người khác như bát đũa, cốc, bàn chải đánh răng và khăn mặt

Không ăn chung, ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình nơi ở nơi lưu trú

 

Holine mua hàng: 0906900928 (Khách hàng cá nhân) ; 0906747775 (Khách hàng doanh nghiệp)

Website đặt hàng: https://viphaen.com/danh-muc-san-pham/hoa-chat/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chương Trình 30/4 Viphaen Chiết Khấu 10% Sản Phẩm Vệ Sinh Môi Trường

Chương Trình 30/4 Viphaen Chiết Khấu 10% Sản Phẩm Vệ Sinh Môi Trường

Chương trình bắt đầu từ ngày: 30/04 đến hết ngày 30/5/2021

Giá trị chiết khấu: 10%

Đối với khách hàng mua số lượng nhiều, lấy hóa đơn đỏ liên hệ 0906 900928 để được hỗ trợ.

Áp dụng cho tất cả các sản phẩm của Viphaen thuộc nhóm hàng:

Quý khách mua hàng có thể mua hàng Online tại viphaen.com hoặc gọi đến SĐT: 0906 900928

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

chi phi xu ly 1m3 nước thải

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

Chi phí đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải sẽ được chi phối bởi 2 yếu tố lưu lượng xử lý và chế độ xả thải

Đối với các hệ thống với chế độ vận hành và xả thải liên tục và công suất thấp, thì việc xác định chi phí sẽ dễ dàng và thấp hơn rất nhiều so với một số hệ thống hoạt động không ổn định, và lưu lượng lớn.

chi phí xữ lý cho 1m khối nước thải
chi phí xữ lý cho 1m khối nước thải

Chúng ta sẽ dễ hình dung hơn qua chia sẻ chi tiết và các ví dụ sau đây: 

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

– Một yếu tố nữa cần xem xét là thời gian vận hành của hệ thống trong ngày. Nếu nhà máy của bạn vận hành trong một khoảng thời gian xử lý ngắn (8 giờ hoặc 12 giờ thay vì 24 giờ) khi đó lưu lượng xử lý cho một giờ sẽ tăng lên kéo theo chi phí thiết bị sẽ cao hơn.

Các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được thông số này theo cách hợp lý nhất để có được khái toán chi phí chính xác cho hệ thống. Bạn cần làm rõ những yếu tố này với công ty thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bạn.

Ví dụ: Một hệ thống được thiết kế để hoạt động 8,  12 giờ sẽ có chi phí cao hơn từ 40% đến 60% so với hệ thống hoạt động 24 giờ

Các yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi định giá hệ thống xử lý nước thải

– Chi phí xây dựng                                          CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI
Với điều kiện địa hình thuận lợi và các đặc điểm tự nhiên khác như loại đất phù hợp sẽ giảm được chi phí đầu tư xây dựng của hệ thống XLNT chi phí thấp. Chi phí xây dựng sẽ bị phụ thuộc trong trường hợp xây dựng hệ thống tại các khu vực có điều kiện không thuận lợi. Thực tế cho thấy đối với các bãi lọc ngập nước nhân tạo được xây dựng tại các khu vực có điều kiện mặt bằng, địa hình thay đổi, cần bổ sung hoặc thay thế đất, bố trí các vật liệu lót chống thấm, cần hoạt động kết hợp với máy bơm, v.v… Vì thế cần ghi nhớ rằng vị trí nhà máy cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí.

chi phí xử lý 1m3 nước thải
hệ thống xử lý nước thải

Ví dụ: Nếu mặt bằng rất đắt đỏ tại khu vực đặt nhà máy của bạn, cần cân nhắc một thiết kế hệ thống với công nghệ hiện đại để chiếm ít diện tích hơn. Nếu doanh nghiệp không có quá nhiều diện tích đất, thì việc xây hệ thống âm cũng ảnh hưởng không ít đến chi phí.

– Yêu cầu về chi phí lắp đặt:
Một điều quan trọng khác cấu thành chi phí là giá thành lắp đặt. Giá nhân công sẽ thay đổi theo địa điểm. Do đó cần chú ý lắp đặt hệ thống và tính đến yếu tố này khi dự trù kinh phí. Ở những khu vực có chi phí lắp đặt cao, bạn có thể cân nhắc áp dụng hệ thống mô-đun lắp đặt sẵn thay vì xây dựng các bể xử lý tại chỗ.

– Yêu cầu về chi phí đảm bảo hoạt động vận hành:

Bạn phải chi một số tiền nhất định để đầu tư ban đầu. Và bạn cũng nên nhớ rằng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ nào cũng phải tính đến yếu tố chi phí vận hành hệ thống theo thời gian. Đối với các quyết định như thế này, bạn cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư vận hành dài hạn. Một hệ thống có chi phí đầu tư ban đầu rất thấp nhưng chi phí vận hành dài hạn lại rất cao thì nên cân nhắc nhiều.

Đầu tư thiết bị tự đọng hóa ngay từ ban đầu, giảm chi phí nhân công vận hành  Đó là chi phí đầu tư ban đầu vào các bảng điều khiển tự động tinh vi và thiết bị đi kèm. Nhưng khi vận hành, chi phí nhân công thường xuyên sẽ ít đi.
Phương thức thứ hai liên quan đến mức độ tự động hóa thấp hơn. Chi phí đầu tư cũng thấp hơn nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào nhân lực vận hành. Điều này có thể dẫn đến tốn kém chi phí nhiều hơn cho nhân công về lâu dài.

Một hệ thống xử lý nước thải thuần túy về xử lý vi sinh (nước thải thực phẩm, nước thải sinh học,….) thường có chi phí vận hành khá thấp – khoảng 5.000 đồng – 10.000 đồng cho 1m3 nước thải. Trong khi xử lý bằng hóa học (nước thải xi mạ, nước thải nhuộm,….) thường có chi phí vận hành khá cao – khoảng 10.000-30.000 đồng cho 1m3 nước thải.

Các chi phí khác:

Chi phí cho giấy phép, thủ tục môi trường

Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu định kỳ, và chi phí phân tích nội bộ

Chi phí cho hệ thống quan trắc tự động nếu có            CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI
Chi phí đấu nối, xả thải

Chi phí báo cáo xả thải và phí xả thải định kỳ hằng năm

Và một điều không thể bỏ qua là hãy luôn đảm bảo hệ thống hoạt động tốt để chất lượng nước thải đạt chuẩn đầu ra, tránh các chi phí xử phạt không đáng có

Cũng cần xem xét sẽ có các chi phí để xử lý chất thải thứ sinh do hệ thống tạo ra, như là bùn thải, chất thải rắn,….. Với các quy định nghiêm ngặt về môi trường hiện nay, bạn cần phải xử lý chất thải để có thể cô đặc và vận chuyển đến công ty xử lý bên thứ ba. Ví dụ như sử dụng bể nén bùn, sân phơi bùn, máy ép bùn, …..

Máy ép bùn dạng băng tải

bùn thải ép từ hệ thống xử lý nước thải
Kết luận
Nói chung, các giải pháp hệ thống xử lý nước thải và cơ cấu chi phí khá phức tạp. Mỗi nhà máy có một mức độ ô nhiễm của nước thải khác nhau, và điều kiện thi công cũng khác nhau. Dó đó công đoạn khảo sát thiết kế hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng, phải được thực hiện kỹ lưỡng.                      CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cũng không có một giá thành chuẩn. Mặc dù vậy nhưng nhiều doanh nghiệp muốn có được con số để dự trù ngân sách. Do đó VIPHAEN cố gắng tổng hợp chi phí đầu tư (bao gồm thiết kế, xây dựng, lắp đặt, chuyển giao,….) để xử lý cho 1m3 nước thải các ngành nghề tiêu biểu. Tùy theo lưu lượng xả thải hàng ngày, bạn có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu của mình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đơn giá này chỉ có tính tương đối, chỉ để tham khảo, và được áp dụng cho công trình trên 100 m3 nước thải/ngày.

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

CÔNG NGHỆ XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR VÀ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR

CÔNG NGHỆ XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR VÀ ỨNG DỤNG

MBR là viết tắt cụm từ Membrane Bio-Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng) có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng.

Việc ứng dụng Màng lọc MBR là kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai, bể khử trùng và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn sẽ tiết kiệm diện tích bể sinh học

Việc ứng dụng Công nghệ Màng lọc MBR cho chất lượng nước sau xử lý tốt hơn, ổn định hơn công nghệ vi sinh truyền thống. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng.

CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR
CÔNG NGHỆ XỮU LÝ NƯỚC THẢI MBR

1. Cấu tạo bể MBR

Bể MBR được tạo nên từ các sợi rỗng hình phẳng hoặc dạng ống, thậm chí là kết hợp cả 2 dạng này. Mỗi đơn vị MBR được tạo nên từ nhiều sợi rỗng liên kết với nhau chắc chắn. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu tạo như một màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt để ngăn chặn các chất thải, cặn bã đi qua.

Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất, đó là:

  • Sợi rỗng (HF)
  • Xoắn ốc
  • Phiến và khung (dạng phẳng)
  • Hộp lọc
  • Dạng ống

 2. Tính ưu việt của công nghệ

  • Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao thường tốt hơn chất lượng loại A của QCVN 14:2008 / BTNMT, do đó, nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho các mục đích như: rửa sàn, tưới cây,…
  • Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống và các công nghệ vi sinh khác.
  • Tiết kiệm diện tích cao nhất.
  • Phù hợp với những nơi có địa hình lắp đặt phức tạp.
  • Tính tự động hóa cao.
  • Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

3. Nguyên lý xử lý nước thải bằng màng lọc MBR

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

QUY TRÌNH XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR
QUY TRÌNH XỮ LÝ NƯỚC THẢI MBR

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.

Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 – 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng

Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị tắc nghẽn màng.

4. Lĩnh vực áp dụng Công nghệ xử lý nước thải MBR

Công nghệ MBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD,N,P) như được liệt kê dưới đây:

Nước thải sinh hoạt ( áp dụng cho khách sạn, nhà hàng, Resort, và nước thải sinh hoạt các nhà máy trong các khu công nghiệp,…).

Nước thải bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.

Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa, chế biến thủy sản..)

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ VỀ MÀN LỌC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBR

XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
MÀN LỌC NƯỚC
MÀN LỌC NƯỚC

BÀI VIỆT LIÊN QUAN: công nghệ xữ lý nước thải AAO 

công nghệ xữ lý nước thải MBBR

Một số SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC THẢI khác tại đây

Đăng bởi Để lại phản hồi

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO VÀ ỨNG DỤNG

Công nghệ xử lý nước thải AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO

Như lần trước Viphaen đã giới thiệu đến quý khách một số công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay trong bài viết “ 3 công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

Thì qua bài viết này Viphaen sẽ đi sâu hơn về công nghệ xử lý nước thải AAO.

Công nghệ xủ lý nước thải AAO là gì ??

AAO hay còn được gọi là A2O:  là viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.

  1. Nguyên lý xử lý AAO

Nước thải được xử lý triệt để qua hoạt động phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải của hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

– Quá trình xử lý kỵ khí:  Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động…

– Quá trình xử lý yếm khí: Khử  nitrat thành khí nitơ N2, giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.

– Quá trình hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

– Tiệt trùng: bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung hypocloride canxi (Ca(OCl)2) để khử các vi trùng gây bệnh…

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ AAO

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI AAO

Công nghệ AAO bao gồm 3 quá trình:

Quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí)

Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

  • Thủy phân: Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo).

Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.

  • Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
  • Methane hóa (methanogenesis): Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.

Quá trình Anoxic (Thiếu khí)

Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

QUÁ TRÌNH ANOXIC
QUÁ TRÌNH ANOXIC

Quá trình khử Nitrat

Khử nitrate, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí nitơ, nito oxitN2Ohay NO  được thực hiện trong môi trường thiếu khí (Anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là:

  •   Đồng hóa: Quá trình khử nitrat thành amoniac NH4+ sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi amoniac không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
  •   Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrat bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrat thành nitrit, oxit nito và khí nitơ: NO3- => NO2- =>NO(g)=> N2O (g) => N2(g)

Hầu hết vi khuẩn khử nitrate là dị dưỡng, nghĩa là chúng lấy carbon cho quá trình tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, vẫn có một số loài tự dưỡng, chúng nhận carbon cho tổng hợp tế bào từ các hợp chất vô cơ. Ví dụ loài Thiobacillus denitrificans oxy hóa nguyên tố S tạo năng lượng và nhận nguồn carbon tổng hợp tế bào từ  CO2 tan trong nước hay HCO3-

Phương trình sinh hóa của quá trình khử nitrate sinh học:

Tùy thuộc vào nước thải chứa carbon và nguồn nitơ sử dụng.

Phương trình năng lượng sử dụng methanol làm chất nhận electron:

6 NO3-  +  5 CH3OH  =>  5 CO2   +  3 N2  +  7 H2O  +  6 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối:

– NO3-  +  1,08 CH3OH   + 0,24 H2CO3  =>  0,056 C5H7O2N  +  0,47 N2  +   1,68 H2O  +   HCO3-

– O2 + 0,93 CH3OH + 0,056 NO3- => 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,04 H2O + 0,59 H2CO3 + 0,56 HCO3-

Phương trình năng lượng sử dụng metanol, amoniac-N làm chất nhận electron:

NO3-  +  2,5 CH3OH   + 0,5 NH4+  +  0,5 H2CO3  => 0,5 C5H7O2N  +  0,5 N2  +4,5 H2O  +  0,5 HCO3-

 Phương trình năng lượng sử dụng metan làm chất nhận electron:

5 CH4  +  8NO3-  => 4 N2  +  5 CO2  +  6 H2O + 8 OH-

Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối sử dụng nước thải làm nguồn cacbon, amoniac-N, làm chất nhận electron:

NO3-  +  0,345 C10H19O3N +  H+ +  0,267 NH4+  +  0,267 HCO3- =>  0,612 C5H7O2N + 0,5 N2  +2,3 H2O  +  0,655 CO2

Quá trình Oxic (Hiếu khí)

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ (chất ô nhiễm cần xử lý). Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms,… sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Điều kiện chung cho vi khuẩn nitrat hóa pH = 5,5 – 9 nhưng tốt nhất là 7,5. Khi pH < 7 thì vi khuẩn phát triển chậm, oxy hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 – 40oC.

Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nếu dùng biện pháp tác động vào như: sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lí là 20 – 400C, tối ưu là 25 – 300C.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:

–   Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.

CxHyOz  + O2 → CO2 + H2O + ∆H

–   Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào

CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H

–   Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.

C5H7¬NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’

  1. Ứng dụng công nghệ AAO

Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…

Công nghệ AAO thường được kết hợp với giá thể di động (MBBR) dùng màng MBR để tăng hiệu quả xử lý.

* Ưu điểm:

– Chí phí đầu tư thấp, chi phí của hệ thống bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị chính như Máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm…,
– Phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác
– Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn A hoặc B, tùy vào mục tiêu thiết kế
– Tiêu thụ ít năng lượng

* Nhược điểm:

– Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, tải trọng đầu vào.
– Diện tích xây dựng hệ thống phải đủ lớn
– Yêu cầu đảm bảo duy trì nồng độ bùn vào khoảng từ 3 – 5 g/l, nếu nồng độ bùn quá cao dẫn đến bùn khó lắng và bị trôi ra ngoài, nếu nồng độ bùn thấp, khả năng xử lý của bùn không cao dẫn đến quá tải bùn chết và bị trôi ra ngoài.
– Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra

 

Trên đây là đôi nét về công nghệ xử lý nước thải AAO mà quý khách hàng có thể tham khảo.

Để chi tiết hơn quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến VIPHAEN để được tư vấn thi công áp dụng, vận hành công nghệ AAO.

Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về một số công nghệ khác tại đây:

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Nguyên tắc hoạt động của MBR

Một số SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC THẢI khác tại đây

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hệ thống xử lý nước thải như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp ?

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Hệ thống xử lý nước thải như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp ?

Hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp của tôi vừa có NƯỚC THẢI SINH HOẠT vừa có NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP thì phải xây dựng riêng hai hệ thống hay sao ?

Điều này đã không quá xa lạ với những công ty sản xuất công nghiệp quy mô lớn, bênh cạnh việc sản xuất các sản phẩm như ngành dệt may, da giày, in sơn… là nguồn phát sinh nước thải công nghiệp không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó số lượng công nhân tham gia sản xuất mỗi ngày là nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ( từ các hoạt động tắm rửa, vệ sinh, ăn uống… ).
Một câu hỏi lớn đặt ra, với mỗi loại nước thải có quy định xả thải riêng, có công nghệ xử lý phù hợp. Vậy làm sao chủ doanh nghiệp, người quản lý có thể nắm rõ được công ty mình cần tuân theo quy định nào, nước thải phải xử lý theo công nghệ nào là hợp lý và hiệu quả, và nước sau khi xử lý phải đạt QCVN nào ? QCVN 14 – 2008/ BTNMT – Nước thải sinh hoạt hay QCVN 40-2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
Sẽ thật khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành về cả chi phí cũng như thời gian, diện tích nếu doanh nghiệp phải xây dựng riêng lẻ hai hệ thống với hai loại nước thải khác nhau.
Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có nhiều diện tích để xây dựng nhưng hệ thống quy mô lớn, bắt buộc họ phải tận dụng linh hoạt các phương án xây dựng hệ thống âm hay nổi tùy theo tình hình doanh nghiệp hiện có.

Để có câu trả lời hữu ích nhất về hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp, VIPHAEN sẽ cùng bạn đọc lần lượt tháo gỡ những khuất mắc sau đây:

Đầu tiên điều quý doanh nghiệp nên quan tâm là lưu lượng phát sinh mỗi ngày của từng loại nước thải, đối với một số ngành công nghiệp đặc thù như dệt nhuộm, cao su, mực in với  thành phần nước thải thường không ổn định, phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vật liệu được nhuộm, thuốc nhuộm, phụ gia, các hóa chất khác được sử dụng, thiết bị nhuộm vì vậy mà nước thải có một số đặc trưng như:

  • Nước thải có độ màu cao,
  • pH, nhiệt độ của nước thải cao.
  • COD trong dòng thải lớn.
  • Hàm lượng các hóa chất trong nước thải rất cao.

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Vì vậy mà cân nhắc đặc tính nước thải để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp là điều quan trọng hàng đầu

Làm sao để tránh sốc tải đối với hệ thống xử lý có nhiều loại nước thải khác nhau ?
Đối với một số doanh nghiệp, để tiết kiệm diện tích, việc chú trọng lựa chọn công nghệ sẽ được ưu tiên hơn, còn với một số doanh nghiệp bằng cách thiết lập các hệ thống sơ bộ để xử lý nhằm giảm nồng độ ô nhiễm trước khi tập trung nhiều loại nước thải lại với nhau cũng là một phương án an toàn và đảm bảo giảm sốc nồng độ cho hệ thống tập trung.

Đối với nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân nên có bể tự hoại nhằm giảm TSS, nấu ăn từ nhà bếp nên đầu tư các máy tách dầu ( nếu không có nhiều diện tích ) hoặc hầm tách dầu để giảm chỉ tiêu dầu mỡ động thực vật,…

– Tiếp theo là lựa chọn tiêu chuẩn xả thải phù hợp cho đầu ra của nước thải: 

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep
Doanh nghiệp của bạn có được phép TỰ CHỌN QCVN xả thải PHÙ HỢP KHÔNG ?
Và điều này còn phải phụ thuộc vào hồ sơ, giấy phép đã được phê duyệt của doanh nghiệp, nó đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật, và cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội.

Tóm lại, đối với một số doanh nghiệp phát sinh từ hai nguồn nước thải trở lên chẳng hạn như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, không cần xây dựng riêng biệt từng hệ thống, chúng ta có thể có những khu xử lý sơ bộ ( đơn giản, tiết kiệm diện tích, gọn nhẹ ) và sau đó dẫn  về hệ thống chung, để tiến hành xử lý đảm bảo tiêu chuẩn xả thải như theo giấy phép, hoặc các hồ sơ liên quan.

Hoặc đối với một số doanh nghiệp, tùy theo tỉ lệ nước thải mà có phương án tập trung nước thải tại một hố thu gom và có công nghệ xử lý tương ứng, đảm bảo sự ổn định và đạt hiệu quả.

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep
he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Bài viết tham khảo về hệ thống xữ lý nước thải :

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-bia-nuoc-giai-khat/

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien/

https://moitruongvietphat.com/thi-cong-he-thong-xu-ly-nuoc-thai/

he thong xu ly nuoc thai cho doanh nghiep

Đăng bởi Để lại phản hồi

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ

Xữ lỹ nước thải

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ

1. Nguồn phát sinh nước thải từ Cơ sở Giết mổ?

Nước thải từ lò mổ được phát sinh từ:

– Nguồn thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại, tắm cho gia súc, Giết mổ gia súc (heo, bò, dê …), gia cầm (gà, vịt…), Rửa sản phẩm

– Nguồn thải từ hoạt động trong các nhà bếp, phòng ăn.

– Nguồn thải từ các hoạt động cá nhân của các công nhân viên

2. Thành phần ô nhiễm trong nước thải từ Cơ sở Chăn

Trong nước thải từ Cơ sở Giết mổ thì thành phần ô nhiễm đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ, Photpho, phế phẩm động vật, dầu mỡ và một số vi sinh vật có trong phân có thể gây bệnh cho con người như nhóm virut, vi khuẩn, giun sán…

3. Tại sao phải thi công hệ thống xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ?

Theo luật bảo vệ môi trường 2014, cơ sở phải đảm bảo nước thải xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT tương ứng với loại nước thải từ Cơ sở Giết mổ.

Hệ thống xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ được xây dựng nhằm mục đích xử lý các thông số ô nhiễm trong nước thải đến mức nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.

Tùy lưu lượng, thành phần nước thải từ Cơ sở Giết mổ và nhu cầu của cơ sở phải lắp đặt công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất.

Trường hợp cơ sở xả nước thải không đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 55/2014/QH13 tương ứng với mức độ vi phạm.

4. Công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

he thong xu ly nuoc thai lo giet mo
he thong xu ly nuoc thai lo giet mo



5. Công dụng các hạng mục công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

STT Hạng mục Công dụng Mô tả
Bể xử lý sơ bộ Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải được dẫn qua lưới chắn rác đặt trong bể tách mỡ để giữ lại rác, mỡ nổ trên mặt. Chúng được vớt bỏ thường xuyên
Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn và pH được kiểm soát ở mức trung hòa
Bể kị khí Xử lý COD, BOD nồng độ cao Tại đây pH được duy trì trong khoảng 6,8 – 7,5, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Lượng khí phát sinh sẽ được thu lại có thể sử dụng cho mục đích khác hoặc thải bỏ.
Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.
Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.
Bể khủ trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước
Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước
Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.

6. Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải từ Cơ sở Giết mổ

– Công nghệ sinh học kết hợp kỵ khí và hiếu khí

– Ít sử dụng hóa chất, hóa chất dễ tìm, giá rẻ

– Sự dao động lưu lượng, nồng độ ô nhiễm Ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý

– Loại bỏ hiệu quả COD, BOD

– Hệ thống chạy tự động nên dễ dàng vận hành, bảo trì. Ít tốn chi phí nhân Công

Các bài viết bạn có thể quan tâm

he thong xu ly nuoc thai lo giet mo

https://viphaen.com/product/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-banh-keo/

https://moitruongvietphat.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-toa-nha-chung-cu/