Đăng bởi Để lại phản hồi

Cồn Y Tế Là Gì ? Cồn y tế Loại Nào Tốt ?

Cồn Y Tế Là Gì ? Cồn y tế Loại Nào Tốt ?

1. Cồn y tế là gì?

  • Cồn y tế hay còn có tên hóa học là Ethanol, là một chất hữu cơ, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn.

2. Cồn y tế có tác dụng gì?

  • Cồn y tế có nhiều ứng dụng như: vệ sinh, y học, sản xuất mỹ phẩm, sử dụng trong công nghiệp,.. nhưng công dụng phổ biến nhất là để khử trùng, sát khuẩn, tẩy uế.

3. Cồn y tế được làm từ gì?

  • Thành phần của cồn y tế tùy theo hàm lượng sẽ gồm chủ yếu là ethanol và dung môi khác, cồn y tế thường dùng để sát khuẩn chứa 70% thể tích của cồn tuyệt đối (ethanol). Dung môi thường dùng nhất là nước tinh khiết.
  • Xét về tính chất hóa học, ethanol là một trong những hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng ancol. Còn có tên gọi khác như rượu etylic, etanol hay rượu ngũ cốc. Công thức hóa học của ethanol là C2H5OH.
  • Xét về tính vật lý, cồn y tế là chất lỏng không màu, trong suốt.Có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, cay, tan vô hạn trong nước. Nhưng điểm khác nhau là ethanol không uống được, vì nó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với đến hệ thần kinh của chúng ta.

4. Cồn y tế bao nhiêu độ?

  • Cồn y tế được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà chia thành các loại: cồn 70 độ, cồn 75 độ, cồn 90 độ, cồn 96 độ… Nhưng trong số đó, cồn 70 độ và cồn 90 độ là hai loại được dùng chủ yếu trong ngành y tế .
  • Cồn 70 độ rất thích hợp để sát trùng vết thương. Cồn 70 độ vừa sát khuẩn tốt mà lại không gây bỏng da, kích ứng da. Tại những bệnh viện, thường sử dụng loại cồn này để sát trùng sau khi tiêm thuốc cho bệnh nhân. Còn ở nhà, chúng ta có thể dùng ethanol 70 độ để vệ sinh phòng hằng ngày. Đặc biệt, cồn loại này có khả năng khử mùi phòng cực kỳ tốt.
  • Cồn 90 độ được sử dụng để sát khuẩn hiệu quả trong y học và thẩm mỹ, nhà máy sản xuất thuốc, hóa dược,… Các vết thương sau khi phẫu thuật có thể dùng cồn 90 độ để khử trùng. Cồn 90 độ là một phần không thể thiếu trong việc điều chế thuốc gây mê, thuốc ngủ. Tuy nhiên, chúng ta không được tự ý pha chế cồn với đồ uống vì có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ra, còn dùng như một chất khử khuẩn bề mặt tương tự cồn 70 độ.

5. Nên dùng cồn 70 độ hay 90 độ để sát khuẩn nhanh?

Cồn có tác dụng kháng khuẩn là do cồn gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Do đó, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau. Qua thực nghiệm sử dụng chứng minh cho thấy nồng độ 70 độ có tác dụng sát trùng da, vết thương tốt hơn so với cồn 90 độ.  Điều này được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên khuyến cáo nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.

 6. Tiêu chuẩn cồn y tế

  • Hiện nay trên thị trường có bán các loại cồn y tế không đúng quy định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do chứa thành phần chủ yếu là methanol, có những sản phẩm hoàn toàn là methanol, không phải ethanol.
  • Có thể bạn chưa biết methanol không tốt cho cơ thể, vì lý do này nó được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ. Nếu sử dụng với hàm lượng cao sẽ gây đau đầu, buồn nôn, suy giảm thị lực, suy hô hấp …
  • Theo quy định, cồn y tế được bán ra thị trường phải được đăng ký hoặc công bố chất lượng.

7. Cồn y tế khác cồn công nghiệp, cồn thực phẩm như thế nào?

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cồn và mỗi loại được sản xuất với một ứng dụng khác nhau, nếu không phân biệt được sẽ gây khó khăn trong việc chọn mua và sử dụng không phù hợp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết để sử dụng an toàn và hiệu quả 3 loại cồn này nhé!
  • Đầu tiên là cồn công nghiệp: là loại cồn có thành phần chứa methanol. Chủ yếu được sử dụng chủ yếu vào mục đích công nghiệp như làm nguyên liệu đốt cho động cơ, công nghiệp in, dệt may và tẩy rửa các linh kiện điện tử và có nồng độ: 70%, 80%, 90 %, 95%, 96 % và 99%. Tuyệt đối không uống và tránh tiếp xúc với da và mặt.
  • Kế đến là cồn thực phẩm : nó gồm loại cồn có thành phần chính là Ethanol đã được chưng cất và tinh luyện cũng như loại bỏ hầu hết các tạp chất như dầu Fusel, Andehyd, Acid, Este. Ứng dụng để tạo thành các loại đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để vệ sinh, sát trùng vết thương, hoặc sản xuất mỹ phẩm.
  • Cuối cùng là cồn y tế: là cồn tinh luyện Etanol dùng trong y tế, dược phẩm. Và rất ít hại da, không thẩm thấu vào máu khi dùng lâu dài.
  • Cồn y tế khi đốt lên ngọn lửa màu vàng, cồn công nghiệp khi đốt lên ngọn lửa màu xanh.
  • Cồn y tế có hương thơm đặt trưng như rượu còn cồn công nghiệp mùi rất gắt. Cồn y tế 70 độ dùng mát lạnh và không hại da tay, cồn công nghiệp thì hại da tay.

8. Cồn y tế có độc không?

  • Đây chắc hẳn là thắc mắc của mọi người trước khi muốn sử dụng một sản phẩm nào đó. Dành cho những ai chưa biết thì cồn y tế mà chúng ta thường dùng hàng ngày là loại cồn ethanol. Ethanol với hàm lượng cho phép có thể dùng trong lĩnh vực y tế. Nhưng nếu sử dụng hàm lượng lớn có thể tê liệt dây thần kinh, hệ hô hấp và tuần hoàn máu.
  • Những lưu ý khi dùng cồn y tế bạn nên biết
  • Bạn cần phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Cồn có thể gây xót, rát da, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Khi cồn dính vào mắt miệng phải xử lý ngay với nước sạch và đến khám tại các cơ sở chữa bệnh nếu có có dấu hiệu nặng.

9. Cồn y tế có cháy không?

  • Cồn y tế là sản phẩm dễ cháy vì vậy cần tránh nguồn nhiệt, tia lửa khi sử dụng.
  • Hiện nay đang trong tình hình diễn biến phức tạp thì đối với 1 số hành khách di chuyển bằng máy bay thì vấn đề “Cồn y tế có mang lên máy bay được không?” là quan tâm hàng đầu. Việc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn thay thế cho việc rửa tay bằng xà phòng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, để ngăn chặn lây lan virus Covid-19.
  • Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đưa ra khuyến cáo với các quốc gia thành viên nới lỏng quy định về mang chất lỏng có cồn lên tàu bay, áp dụng từ ngày 7/3/2020. Lưu ý, dung dịch nước rửa tay và xịt khuẩn được phép mang lên máy bay theo hành lý xách tay trong điều kiện trọng lượng tối đa không quá 100ml.

10. Cồn y tế màu gì?

  • Một trong những thắc mắc khá phổ biến đó là “Cồn y tế màu trắng và màu xanh khác nhau như thế nào?”. Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay sau đây nhé!
  • Cồn y tế có 2 loại:
  • Cồn màu trắng là cồn 70 độ, có khả năng sát khuẩn cao nhất, nên thường được dùng sát khuẩn vết thương. Cồn trắng cũng có 1 số loại 90 độ.
  • Cồn xanh là do chất xanh Metylen (cũng là chất sát khuẩn) tạo nên, cồn này được sử dụng cho các trường hợp sát trùng dụng cụ, bôi trên da trước khi tiêm chích…

11. Cách bảo quản cồn y tế

  • Người sử dụng cần lưu ý những hướng dẫn sau để có thể bảo quản cồn đúng cách và an toàn khi sử dụng:
  • Bảo quản cồn ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Khi không may xảy ra cháy nổ cồn, tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy. Cần sử dụng chất khô như cát hoặc bình chữa cháy khí CO2 để dập lửa.
  • Bình đựng cồn sau khi sử dụng hết cần phân loại và xử lý. Không được tái sử dụng vì lượng cồn sót lại có thể hòa tan vào nước gây hại cho người sử dụng.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

12. Cồn y tế giá bao nhiêu ?

  • Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang tiến triển ngày một phức tạp và nhu cầu sử dụng sản phẩm khử khuẩn tăng cao, mức giá của cồn y tế bị kẻ gian lợi dụng để tăng giá gấp nhiều lần cũng như bán những loại cồn không rõ nguồn gốc và xuất xứ để kiếm lời. Do đó người mua cần tỉnh táo để tránh trường hợp bị lừa gạt về giá cả cũng như sản phẩm.
  • Giá cồn giao động từ 30.000 đến 100.000 mỗi lít tùy vào chất lượng cồn và tiêu chuẩn sản xuất của mỗi cơ sở.

13. Cồn y tế mua ở đâu?

  • Quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm cồn y tế, các sản phẩm khử khuẩn phòng dịch chính hãng và giá sỉ vui lòng liên hệ VIPHAEN để được cung cấp những sản phẩm uy tính,chất lượng và giá cả vô cùng ưu đãi.

14. Cồn y tế loại nào tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi sản xuất cồn, nhưng không phải loại nào cũng đạt chuẩn cồn sử dụng trong y tế. Vì vậy , cần phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm định và công bố lưu hành sản phẩm có ghi rõ cồn y tế.

Hiện tại cồn y tế Ethanol 70 OPC, Dung dịch sát khuẩn tay Bidiphar được sản xuất tại nhà máy dược đạt tiêu chuẩn GMP của bộ y tế và có giấy công bố

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cloramin B Loại Nào Tốt

Cloramin B Loại Nào Tốt

1. Có các loại Cloramin B nào ?

Ở Việt Nam có có 5 loại Cloramin B khử khuẩn đã được bộ y tế cấp giấy chứng nhận công bố lưu hành cho khử khuẩn đồ dùng, nước trong gia dụng và y tế .

Sau đây là bảng so sánh các loại cloramin B:

Tên thương mại DGC Chloramine B Bột khử khuẩn Chloramine B Clorabee S&M Chloramine B Viên khử khuẩn Cloramin b Ceteco Sodium N-Benzenesulfochloramine
Xuất xứ Việt Nam Việt Nam Tiệp Khắc/Cộng Hòa Séc Việt Nam Trung Quốc
Công thức hóa học C6H5ClNNaO2S.3H20

(Sodium Benzenesulfochloramine)

C6H5SO2NClNa

(Sodium Benzenesulfochloramine)

(Sodium Benzenesulfochloramine) (Sodium Benzenesulfochloramine) NaC6H5NClSO2.2H2O

(Sodium N-Benzenesulfochloramine)

Tính cháy Chất không có nguy cơ cháy nổ Chất không có nguy cơ cháy nổ Chất không có nguy cơ cháy nổ Chất không có nguy cơ cháy nổ Chất không có nguy cơ cháy nổ
Trạng thái vật lý Dạng bột tinh Dạng bột tinh Dạng bột tinh Dạng Viên nén tròn Dạng bột tinh
Màu sắc Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng
Mùi đặc trưng Mùi clo Mùi clo Mùi clo Mùi clo Mùi clo
Hàm lượng

(%theo trọng

lượng)

100% 100% 80% 99.76%
Hàm lượng clo hoạt tính 26,92% 25,5% 26,17%/viên 27.12%
Giá thành 300.000-350.000/kg 330.000-400.000/kg 500.000-600.000/kg 90.000-120.000/ 25g 200.000-250.000/kg

Dựa theo các thông tin về sản phẩm được nhà sản xuất công bố thì về thành phần các sản phẩm là giống nhau. Chỉ có khác về nguồn gốc xuất xứ và hàm lượng. Nhưng tất các loại đều có hàm lượng Clo hoạt tính là > 25%, đáp ứng tiêu chuẩn 10 TCN 537 – 2002.

Vì vậy, tùy vào nhu cầu về kinh tế, điều kiện sử dụng có thể lựa chọn loại Cloramin B phù hợp với Quý khách.

2. Cách kiểm tra cloramin chính hãng, không bị hàng giả

Bên trên là danh sách những sản phẩm Cloramin B được bộ y tế cấp phép.

Những sản phẩm này đều có bao bì in ấn rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, có giấy tờ kiểm định ảnh, giấy công bố lưu hành , có hướng dẫn an toàn hóa chất MSDS

Vì vậy để mua được hàng chính hãng quý khách cách cần liên hệ với người bán để cung cấp được các giấy tờ và hình ảnh thực tế như trên và đối chiếu với số lô trên bao bì.

Hiện tại cũng có một số nơi bán Cloramin B, nhưng không có bao bì nhãn mác, chỉ đựng trong túi ni lông và không có ghi rõ là hàng hóa xuất xứ từ đâu đâu. Nên Quý khách cần cân nhắc trước khi mua vì bột Cloramin B có màu trắng dễ nhầm lẫn với những loại bột hóa chất khác.

 Việc nhầm lẫn có thể dẫn đến sử dụng nồng độ không chính xác, khử khuẩn kém hiệu quả hoặc có thể gây ngộ độc. Như việc Cloramin B bị nhầm lẫn, hoặc tráo đổi thành Clorua vôi Calcium Hypoclorite. Trong khí giá clorua vôi chỉ có giá giao động từ 80.000 – 100.000/kg, rẻ hơn 3-5 lần Cloramin B

3. Cloramin B chính hãng mua ở đâu

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm được người bán quảng cáo là Cloramin B, nhưng không phải lúc nào cũng đúng vì có nhiều nơi Dùng bột Clorine 70% có giá rẻ hơn để lừa dối khách hàng.

Nếu nơi nào bán các sản phẩm có nhãn hiệu khác, bao bì khác thì sản phẩm đó không rõ nguồn gốc cần phải cân nhắc khi mua

VIPHAEN là đơn vị được ủy quyền phân phối các loại Cloramin B chính hãng trong nước và nhập khẩu

Cloramin B từ kho hàng VIPHAEN được phân phối, giao hàng đi tất cả các tỉnh thành trên cả nước, thông qua các kênh vận chuyển như  chành xe, đơn vị giao hàng nhanh, tiết kiệm hoặc hỏa tốc, sàn thương mại điện tử.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phun Khử Khuẩn Hàng Hóa Bằng Chất Gì

Phun Khử Khuẩn Hàng Hóa Bằng Chất Gì

1. Virus corona có bám trên bề mặt hàng hóa không

Theo WebMD, coronavirus chủng mới có thể sống hàng giờ đến hàng ngày trên các bề mặt. Nó tồn tại bao lâu tùy thuộc vào loại vật liệu bề mặt. Vậy coronavirus sống trên các bề mặt trong bao lâu?

Dưới đây là hướng dẫn về thời gian virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 sống trên một số bề mặt mà bạn có thể chạm vào hàng ngày. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về loại virus corona chủng mới này.

  • Kim loại: 5 ngày
  • Gỗ: 4 ngày
  • Nhựa: 2 đến 3 ngày
  • Thép không rỉ: 2 đến 3 ngày
  • Hộp các tông: 24 tiếng
  • Đồng: 4 giờ
  • Nhôm: 2 đến 8 giờ
  • Thủy tinh: 5 ngày
  • Gốm sứ: 5 ngày
  • Giấy: Độ dài của thời gian khác nhau. Một số chủng coronavirus chỉ sống trong vài phút trên giấy, trong khi những chủng khác sống tới 5 ngày.
  • Thực phẩm: Virus corona chủng mới dường như không lây lan qua tiếp xúc với thực phẩm. Tuy nhiên, bạn nên rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước trước khi dùng.
  • Nước: Coronavirus chủng mới không được tìm thấy trong nước uống. Nếu nó xâm nhập vào nguồn nước, nhà máy xử lý nước sẽ lọc và khử trùng nước – cách giết chết mọi vi trùng.
  • Vải: Coronavirus chủng mới cũng có thể sống trên nhiều bề mặt khác, chẳng hạn như vải

“Ngày 16-9, Bộ Công Thương cho biết cơ quan này vừa nhận được thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh về việc chính quyền Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực Cầu phao tạm Đông Hưng (tỉnh Quảng Ninh).
Việc tạm dừng thông quan mặt hàng thanh long sẽ kéo dài 7 ngày, từ ngày 15 đến ngày 21-9 do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.” Theo báo người lao động

2. Phun Khử Khuẩn Hàng Hóa Bằng Chất Gì

Để giảm thiểu các rủi ro như virus có thể lây từ hàng hóa qua cho công nhân viên bốc dỡ hàng hoặc hàng hóa xuất khẩu bị giam. Các chủ doanh nghiệp cần phải có biện pháp khử khuẩn hàng hóa thường xuyên.

Để khử khuẩn hàng hóa đúng cách nên dựa vào các quy định hướng dẫn của bộ y tế tại Quyết định Số: 5188/QĐ-BYT bằng các chất chứa clo hoạt tính hoặc cồn, Trong đó chất sử dụng để khử khuẩn phổ biến là Cloramin B vì những ưu điểm như giá thành rẻ, không gây cháy nổ, thời gian tác dụng lâu, dễ sử dụng

Dưới đây là thông báo của bên Công ty Hàng không về việc khử khuẩn hàng hóa bằng cloramin B

Hình ảnh phun khử khuẩn hàng hóa tại sân bay

3. Nên sử dùng cồn hay cloramin B để khử khuẩn hàng hóa

Nhưng bạn đã biết, cồn trên 70 độ có tính chất khử khuẩn tuy nhiên lại dễ gây cháy nổ. Điển hình là một số vị cháy hàng hóa do trong môi trường có hơi cồn. Vì vậy không nên dùng cồn khử khuẩn.

Trong trường hợp này, khử khuẩn hàng hóa bằng cloramin b được ưu tiên sử dụng vì đã được cơ quan y tế áp dụng khử khuẩn phòng dịch bệnh hiệu quả trong thời gian qua.

Hình ảnh phun khử khuẩn phương tiện giao thông hàng hóa tại cửa khẩu

 

Nội dung sưu tầm nhiều nguồn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Chọn Đồ Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Covid

Hướng Dẫn Chọn Đồ Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Covid theo Quyết định 4159/QĐ-BYT năm 2021

1. Đồ bảo hộ y tế phòng dịch là gì ?

Bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 là phương tiện phòng hộ cá nhân sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19, bao gồm:

Thành phần chính là bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời) và phụ kiện lựa chọn kèm theo (bao giầy, kính bảo hộ hoặc/và tấm che mặt, khẩu trang, găng tay y tế)

Được trang bị với chức năng bảo vệ toàn bộ bề mặt cơ thể người sử dụng trước nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, dịch tiết và giọt bắn đường hô hấp mang các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc gân với người bệnh hoặc người có khả năng mang mầm bệnh.

2. Khi nào cần mặc độ bảo hộ y tế

Tất cả công chức, viên chức, người lao động làm việc tại: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ COVID-19, khu vực lấy mẫu
xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARSCoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.

3. Tiêu chuẩn trang phục bảo hộ phòng dịch

  • Bộ quần áo liền, có mũ hoặc quần áo rời hoặc áo choàng chống dịch (dài che kín người).
  • Trang phục bảo hộ phòng dịch được sản xuất từ chất liệu vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch được chia thành 4 cấp độ . (Yêu cầu hiệu suất rào cản: hiệu suất rào cản của bộ mũ, áo, quần dạng liền (hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch) và bao giầy theo quy định của Bộ Y tế.)
  • Dễ sử dụng, mặc thoáng mát, không gây khó chịu quá mức cho người sử dụng, phần mũ liền bo kín được khuôn mặt (hở phần mắt đảm bảo cho người sử dụng không bị giới hạn trường nhìn).
  • Không gây dị ứng cho người mặc. Bề mặt phải sạch sẽ, các viền chắc chắn, kín khít.
  • Kích thước: Thiết kế phù hợp với kích cỡ người sử dụng (chiều cao, cân nặng)

4. Hướng dẫn lựa chọn trạng phục phòng dịch

  • Lựa chọn trang phục bảo hộ phòng dịch với Bảng Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu theo phân cấp nguy cơ lây nhiễm

  • Lựa chọn trang phục bảo hộ phòng dịch với Bảng Thành phần phương tiện PHCN tối thiểu của một số khu vực, hoạt động phòng, chống COVID-19

5. Hướng dẫn cách mặc đồ bảo hộ phòng dịch an toàn

Trước khi mang phương tiện phòng hộ cá nhân cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,…), sau đó lần lượt tiến hành các bước:

  • Bước 1: Vệ sinh tay.
  • Bước 2: Đi bao giầy.
  • Bước 3: Mặc áo choàng chống dịch hoặc bộ quần áo rời hoặc liền (mang tạp dề nếu có chỉ định).
  • Bước 4 : Vệ sinh tay.
  • Bước 5: Mang khẩu trang (khẩu trang y tế, hoặc N95).
  • Bước 6: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai) nếu sử dụng kính.
  • Bước 7: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
  • Bước 8: Mang tấm che mặt (nếu sử dụng tấm che mặt thay kính) hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
  • Bước 9: Mang găng theo chỉ định.

6. Hướng dẫn Cách cởi bỏ đồ bảo hộ phòng dịch an toàn

  • Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải (nếu có mang tạp dề, phải vệ sinh tay mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải).
  • Bước 2: Vệ sinh tay.
  • Bước 3: Tháo kính bảo hộ (loại dây đeo ngoài mũ) hoặc tấm che mặt.
  • Bước 4: Vệ sinh tay.
  • Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần, tháo kính (loại gọng cài trong mũ). Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.
  • Bước 6: Vệ sinh tay.
  • Bước 7: Tháo bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.
  • Bước 8: Vệ sinh tay.
  • Bước 9: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
  • Bước 10: Vệ sinh tay.

Lưu ý khi tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Các phương tiện phòng hộ cá nhân được tháo bỏ tại phòng đệm và cho ngay vào thùng chất thải lây nhiễm sau khi tháo bỏ. Luôn vệ sinh tay khi tháo bỏ từng phương tiện PHCN.
  • Khu vực mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải là hai khu vực riêng biệt.
  • Bộ quần áo mặc trong trang phục PHCN được thay và giặt tập trung sau mỗi ca làm việc

7. Đồ bảo hộ y tế giá bao nhiêu

Thành phố Hồ Chí Minh đang là thành phố có số ca lây nhiễm covid 19 cao nhất cả nước. Hà Nội cũng đang bước vào giai đoạn khó khăn. Khi có nhiều chùm ca bệnh chưa truy vết được nguồn lây. Do vậy, nhu cầu trang thiết bị, đồ bảo hộ như mũ, áo chống dịch đã được nhiều người dân tìm mua để phòng bệnh.

Liên hệ đến một trang bán các đồ bảo hộ. Chúng tôi được người bán khuyên nên mua sớm thì giá sẽ rẻ hơn. Bởi những sản phẩm này đang thực sự hót. Nên giá có thể nhảy múa theo ngày thậm chí theo giờ

Tuy nhiên, khi hỏi về tiêu chuẩn loại kính chắn giọt bắn có thực sự an toàn. Thì người bán lại không rõ về tiêu chuẩn y tế, chỉ biết bán theo nhu cầu của khách hàng. Người này cũng không quên cảnh báo chúng tôi. Loại kính chắn bọt bắn và đồ bảo hộ hiện rất khan hàng, giá cả có thể đội lên theo ngày.

Thử gõ cụm từ “đồ bảo hộ chống dịch” trên một sàn thương mại điện tử. Có hàng trăm kết quả đồng loạt hiện ra với các set đồ chống dịch và có cả bán riêng lẻ từng món với mức giá khác nhau. Dao động từ 40.000 – 200.000 đồng/set, các món riêng lẻ được bán từ 16.000 – 100.000 đồng.

Theo người bán đồ bảo hộ rẻ tiền là loại không có tiêu chuẩn hay nguồn gốc. Loại hàng này được nhập từ hộ tự gia công. Tuy nhiên, người bán cũng khẳng định hàng rẻ tiền và hàng hãng cũng được bán với giá như nhau. Bởi cửa hàng có thể in tem mác và tiêu chuẩn iso. Do vậy khách hàng khó có thể thắc mắc và nhận biết chất lượng hàng bảo hộ.

8. Mua đồ bảo hộ y tế ở đâu

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số đối tượng đã sản xuất, buôn bán các sản phẩm bảo hộ kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Như vậy, khả năng chống dịch như khuyến cáo là không có và nhiều nguy cơ gây kích ứng, tổn hại đến làn da.

Theo các chuyên gia, trong ngành y, khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ có quần áo bảo hộ nhưng sản phẩm này có những tiêu chuẩn riêng biệt, phục vụ cho mục đích điều trị đặc thù của ngành chứ không phải loại bán tràn lan trên thị trường hiện nay.

Cần tìm hiểu và xem tất cả các giấy tờ kiểm định đồ bảo hộ trước khi đặt mua sản phẩm

9. Các loại đồ bảo hộ y tế Viphaen

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Giặt Quần Áo Bệnh Nhân Covid 19 và Khử Khuẩn đồ vải

Hướng Dẫn Giặt Quần Áo Bệnh Nhân Covid 19 và Khử Khuẩn đồ vải

Hiện vẫn chưa rõ vi-rút COVID-19 có thể tồn tại trên bề mặt vải trong bao lâu, nhưng nhiều mặt hàng quần áo có các thành phần nhựa và kim loại mà vi-rút COVID-19 có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày.

Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, Quần áo, đồ vải của người mắc Covid-19, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tốt nhất là người nhiễm tự giặt quần áo, vỏ ga, gối… của bản thân.

Nếu cần người chăm sóc giặt hộ, người nhà cũng phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Bạn nên giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể.

Sau đó, gia đình nên sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác, không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.

Cloramin B là hóa chất được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng cho sát khuẩn ở trong cả gia đình, bệnh viện và các nơi công cộng.

Để biết rõ hơn về Cloramin B và cơ chế diệt khuẩn xem bài viết tại: https://viphaen.com/cloramin-b-la-gi-va-co-che-diet-khuan-cua-cloramin-b/

Nồng độ khử khuẩn quần áo của F0

Theo quyết định số 3638/QĐ-BYT về việc ban hành “HƯỚNG DẪN TẠM THỜI GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19”. Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén,…) của ca F0, như sau:

  • Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của ca F0 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
  • Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của ca F0 phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút).

Các bước giặt quần áo cho F0

Bước 1: Pha Cloramin B đúng nồng độ Bộ Y tế khuyến cáo

Bước 2: Ngâm áo quần trong vòng tối thiểu 20 phú để loại bỏ vi khuẩn, virus.

Bước 3: Vắt ráo nước, sau đó giặt lại quần áo với bột giặt như thông thường.

Lưu ý:

Chuẩn bị đầy đủ găng tay, khẩu trang và mắt kính để giúp bảo vệ sức khỏe và giữ an toàn tuyệt đối trong lúc khử khuẩn quần áo.

Bạn nên giặt bằng nước ấm nhất có thể. Sau đó, gia đình nên sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng hoàn toàn.

Tìm mua Cloramin B tại đây: Xem hướng dẫn cách pha cloramin B tại link: https://viphaen.com/chloramin-b-25-schulke-sec-1-kg/

Ngọc Mai

Đăng bởi Để lại phản hồi

Liệu Có Thể Tái Sử Dụng Đồ Dùng Của Bệnh nhân Covid 19 

Liệu Có Thể Tái Sử Dụng Đồ Dùng Của Bệnh nhân Covid 19

Hiện nay số lượng ca nhiễm covid-19 ở Việt Nam rất nhiều. Trong số những bệnh nhân đã được cách ly tại các bệnh viện sẽ được nhà nước cấp phát phát các đồ dùng cá nhân cho sử dụng như gối, mền, lều … và cũng có những bệnh nhân covid tự cách ly tại nhà dùng chén, muống, đũa ….

Những bệnh nhân covid này phải sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt không dùng chung với người khác. và nhiều người quan tâm việc sử dụng lại các đồ dùng đó có gây tái nhiễm hoặc lây nhiễm chéo cho những người xung quanh hay không.

Thì bộ y tế đã có hướng dẫn Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén…) của bệnh nhân COVID-19 như sau:

– Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.

– Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút.

– Sau đó giặt lại bằng nước sạch

Để pha được dung dịch 0,05% Clo hoạt tính, cần dùng 2 gam bột Cloramin B pha với 1 lít nước.

Pha dung dịch đủ dùng trong ngày.

Xem bài hướng dẫn giặt quần áo bệnh nhân tại đây: https://viphaen.com/huong-dan-giat-quan-ao-benh-nhan-covid-19-va-khu-khuan-do-vai/

Như vậy, có thể hoàn toàn yên tâm tái sử dụng lại các đồ dùng sau khi đã được khử khuẩn, giảm thiểu việc tiêu hủy, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và gia đình

Nhân viên y tế phun khử khuẩn đồ dùng của các bệnh nhân trước khi xuất viện.

Ảnh: BV Đắk Lắk phun xịt khử khuẩn đồ dùng của bệnh nhân xuất viện

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Vệ Sinh Khử Khuẩn Siêu Thị, Trung Tâm Thương Mại, Chợ, Nhà hàng

Hướng Dẫn Vệ Sinh Khử Khuẩn Siêu Thị, Trung Tâm Thương Mại, Chợ, Nhà hàng

1. Nguyên tắc

Khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha (thường dùng là Cloramin B) hoặc cồn 70%.

Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.

Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
– Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
– Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.

2. Vệ sinh , khử khuẩn tại nơi làm việc của người lao động, người làm việc, người bán hàng

2.1. Làm tốt công tác vệ sinh chung tại nơi làm việc
– Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, nơi chế biến thức ăn, gian bán hàng, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
– Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động…: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
– Tại khu vực công cộng như cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng thì bố trí dung dịch sát khuẩn tay để người lao động, khách hàng sát khuẩn tay trước khi sử dụng.
– Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.

2.2. Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

3. Vệ sinh , khử khuẩn tại các khu cung cấp dịch vụ cho khách hàng

3.1. Tổ chức khử khuẩn khu dịch vụ như sau:
– Đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi của trẻ em, nhà hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn ngay, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày. Đối với nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.
– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.

3.2. Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

4. Xử lý chất thải:

bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu dịch vụ cho người lao động, khách hàng và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày theo quy định.

Nguồn: Quyết định Số: 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28 tháng 5 năm 2020

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Khu Vực Có Bệnh Nhân COVID-19 Tại Cộng Đồng

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Khu Vực Có Bệnh Nhân COVID-19 Tại Cộng Đồng

Việc khử trùng và xử lý môi trường phải được thực hiện sớm sau khi phát hiện có ca bệnh nhân COVID-19 đầu tiên.
Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo cho những người tham gia khử trùng và xử lý môi trường.

1. Các khu vực cần tiến hành khử trùng và xử lý môi trường

– Trong nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19;
– Khu vực liền kề xung quanh nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân, gồm:
+ Tường bên ngoài của nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân và các căn hộ/phòng liền kề;
+ Hàng lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ… đối với nhà chung cư, tập thể, kí túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung.
+ Tường, sân vườn, vỉa hè, đường đi, lối đi chung… đối với nhà riêng liền kề xung quanh.

2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất

– Phương tiện làm sạch, khử trùng: thùng/xô, giẻ lau, cây lau sàn, bình/máy phun khử trùng…
– Túi, thùng dựng chất thải lây nhiễm có màu vàng.
– Phương tiện bảo vệ cá nhân:
 Khẩu trang y tế bảo vệ đường mũi, miệng.
 Kính bảo hộ che mắt tránh văng, bắn vào niêm mạc mắt.
 Quần áo phòng dịch tránh phơi nhiễm với nước, dịch.
 Găng tay cao su dày.
 Ủng hoặc bao che giày chống thấm.
– Hóa chất, dung dịch khử trùng: Hóa chất khử trùng có chứa Clo (thông thường là Cloramin B); Cồn 70 độ; Xà phòng rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.

3. Đối với Khu vực trong nhà /phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19 và trong nhà các phòng ở/căn hộ liền kề xung quanh

a) Làm sạch và khử trùng
Áp dụng quy trình lau 2 xô: một xô nước sạch, một xô dung dịch khử trùng chứa 0,05 – 0,1% Clo hoạt tính. Mỗi lần lau dùng một khăn sạch, không giặt lại khăn trong các xô, mỗi khăn lau không quá 20 m2.
– Lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước, kệ/tủ bếp, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào…):
+ Dùng khăn lau thấm nước sạch lau sạch các bề mặt cần lau.
+ Dùng khăn lau thấm dung dịch khử trùng lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
– Lau nền nhà (phòng ngủ, phòng khách, phòng tắm, khu bếp, nhà vệ sinh, phòng bếp, cầu thang, ban công,…):
+ Lau bằng nước sạch trước. Nếu nền nhà có rác thì vừa lau sàn vừa dồn rác lại.
+ Lau khử trùng sau: dùng cây lau nhà thấm dung dịch khử trùng để lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Chú ý:
+ Sử dụng cồn 70 độ để lau bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển, tivi, điện thoại…Trước khi lau phải tắt nguồn điện.
+ Khi xô nước hoặc xô dung dịch lau bẩn, cần phải thay nước hoặc dung dịch khử trùng mới.

b) Thu gom rác thải

– Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.
Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

c) Xử lý đồ dùng vật dụng cá nhân sử dụng lại (quần áo, chăn màn, bát đũa, cốc chén…) của bệnh nhân COVID-19

– Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân COVID-19 đã sử dụng cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.
– Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân phải được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng thì có thể đun sôi trong 10 – 15 phút).

4. Đối với Khu vực bên ngoài nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân COVID-19 và bên ngoài các phòng ở/căn hộ/nhà liền kề xung quanh

Tiến hành phun dung dịch khử trùng có chứa 0,1 % Clo hoạt tính đều lên bề mặt được khử trùng với liều lượng 0,3-0,5 lít/m2 tại các vị trí sau:

a) Nếu nơi ở của người bệnh là nhà chung cư, tập thể, kí túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung…:
– Phun tường bên ngoài của:
+ Phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
+ Các căn hộ/phòng liền kế với phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
– Phun các khu vực sử dụng chung gồm:
+ Hành lang, lối đi chung cùng tầng hoặc cùng dãy với phòng ở/căn hộ của bệnh nhân.
+ Cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ của tòa nhà.
+ Các khu vực sử dụng chung khác của tòa nhà.

b) Nếu nơi ở của bệnh nhân là nhà riêng:
– Đối với nhà bệnh nhân:
+ Phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào của nhà bệnh nhân.
+ Phun toàn bộ sân, vườn, nhà bếp, không gian chung của nhà bệnh nhân (nếu có);
– Đối với nhà liền kề xung quanh với nhà bệnh nhân:
+ Phun tường bên ngoài, mặt ngoài cửa sổ, cửa ra vào.
+ Phun sân, vườn, nhà bếp, khu vực chung (nếu có);
+ Phun vỉa hè, đường đi, lối đi chung của nhà bệnh nhân với các nhà liền kề xung quanh.
– Phun các khu vực công cộng tiếp giáp với nhà bệnh nhân (nếu có) như sân chơi, khu tập thể dục thể thao ngoài trời…

Chú ý:
– Sau khi phun các khu vực sử dụng chung, yêu cầu cư dân/người lưu trú không đi lại trong vòng 30 phút để đảm bảo hiệu quả khử trùng.
– Căn cứ vào tình hình thực tế tiếp xúc của bệnh nhân với môi trường tại nơi ở, nơi cư trú để điều chỉnh, bổ sung vị trí phun khử khuẩn cho phù hợp.

 

Xem hướng dẫn cách pha cloramin B tại link: https://viphaen.com/chloramin-b-25-schulke-sec-1-kg/

5. Hoàn thành công tác khử trùng, xử lý môi trường

– Thu gom các túi đựng chất thải lây nhiễm, phương tiện bảo vệ cá nhân đã sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm và đưa đi xử lý theo quy định.

– Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn ngay sau khi kết thúc công việc khử trùng, xử lý môi trường.

 

Nguồn: Công văn Số: 1560/BYT-MT ngày 25 tháng 3 năm 2020

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Tại Chung Cư

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Tại Chung Cư

– Khử khuẩn bằng (i) chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc (ii) pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc (iii) dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc (iv) cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.

Chất khử khuẩn Bộ y tế thường dùng là Cloramin B dạng bột hoặc viên, pha với nước để thành dung dịch khử khuẩn dùng ngay.

Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
– Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
– Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn.

Trách nhiệm cư dân:

  • Lau nền nhà: quét sạch nhà trước, sau đó dùng cây lau nhà lau toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa thông thường theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
  • Lau bề mặt vật dụng (đặc biệt là mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, tay nắm cửa và các vật dụng khác trong nhà,…): Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút.
  • Nếu nền nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước sạch trước khi khử khuẩn.
  • Khi có khách đến nhà, nên khử khuẩn các đồ dùng, vật dụng ở những vị trí khách có tiếp xúc ngay khi khách rời đi (nếu có thể).
  • Sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa.
  • Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

Trách nhiệm Ban quản lý

– Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.

– Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng (hành lang, sảnh chờ, khu vui chơi, khu thể dục thể thao, gian bán hang, phòng chứa rác…), khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, công tắc điện, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy: khử trùng ít nhất 02 lần/ngày.

– Đối với khu vệ sinh chung: Luôn có đủ nước sạch và xà phòng. Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ngày.

Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

Chất khử khuẩn thông dụng được Bộ y tế sử dụng là Cloramin B với 25% clo hoạt tính ở dạng bột hoặc dạng viên.

Xem hướng dẫn pha Cloramin B tại đây: https://viphaen.com/chloramin-b-25-schulke-sec-1-kg/

Nguồn: Quyết định Số: 2234/QĐ-BCĐQG ngày 29/8/2021

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Nơi Làm Việc Để Phòng Dịch COVID-19

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Nơi Làm Việc Để Phòng Dịch COVID-19

Dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân thì vệ sinh, khử khuẩn môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi làm việc.

1. Các vị trí cần vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc gồm:

  • Đối với nơi làm việc, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
  • Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
  • Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
  • Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa chứa Clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Chất khử khuẩn thông dụng thường dùng là Cloramin B, Javel pha đúng tỷ lệ theo NSX.
  • Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng Clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.
  • Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác…, nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước.
  • Lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn. Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.
  • Tăng cường lưu thông khí, hạn chế dùng điều hòa
  • Cần tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
  • Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.

Phòng chống dịch bệnh COVID-19: Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi

Mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Xem cách pha Bloramin B khử khuẩn tại đây: https://viphaen.com/chloramin-b-25-schulke-sec-1-kg/

2.  Khử Khuẩn Và Vệ Sinh Môi Trường Khi Có Người Lao Động Mắc Covid-19 Tại Nơi Làm Việc

  •  Khu vực cần khử khuẩn tại nơi làm việc:
    – Vị trí làm việc, phòng làm việc, phòng họp, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác…
    – Khu vực liền kề xung quanh: Tường bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ,…
    – Phương tiện chuyên chở người lao động (nếu có).
  • Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà;
    dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
  • Để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và an toàn, người lao động có thể tiếp tục làm việc vào ngày tiếp theo kể từ khi kết thúc công việc khử khuẩn./.

Nguồn: Cục y tế dự phòng