Thiết kế, thi công một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho chung cư, tòa nhà cần có những yếu tố nào ?
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu chung cư nếu không được xử lý và giám sát chặt chẽ sẽ gây ra những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống của con người, làm suy giảm chất lượng môi trường cũng như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người, động thực vật và sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Nước thải sinh hoạt – chung cư là gì ?
Nước thải chung cư là nước thả ra từ các hoạt động sinh hoạt như tắm, giặc, vệ sinh, dịch vụ,… làm thay đổi thành phần và tính chất ban đầu của nguồn nước thủy cục. Lượng nước thải sinh hoạt của một chung cư phụ thuộc vào dân số, đặc điểm của hệ thống thoát nước và tiêu chuẩn cấp nước.
Nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh thải ra.
- Nước nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt như là cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp, phòng ăn,… chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ việc vệ sinh nhà của, phòng tắm,…
Nước thải sinh hoạt từ các khu chung cư chứ nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Các chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt gồm các hợp chất như protein (40-50%), hydratcarbon (40-50%), tinh bột, đường, xenlulo và các hợp chất béo (5-10%). Nồng độ của các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động khoảng từ 150-450 mg/l theo tải trọng khô. Và có khoảng từ 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước cấp sử dụng. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5, có một mối tương quan nhất định. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số vi sinh vật lớn. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virus và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ….Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các chất thải.
-
Nước thải chung cư phải xử lý đạt quy chuẩn nào mới được xả thải ra môi trường ngoài ?
Đối với từng loại đặc trưng nước thải mà có những quy chuẩn xa thải thải theo luật bảo vệ môi trường 2014, cơ sở phải đảm bảo nước thải xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A, B tương ứng với loại nước thải Từ Tòa Nhà, Chung Cư.
-
Công nghệ xử lý nước thải chung cư, tòa nhà ( nước thải sinh hoạt )
Đối với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thường xử dụng công nghệ sinh học hiếu khí với giá thể tiếp xúc cố định như :
+ Hiệu quả xử lý cao các chất ô nhiễm hữu cơ, N, P;
+ Tải lượng xử lý các chất hữu cơ cao hơn, do đó khối tích công trình nhỏ, thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích đất xây dựng;
+ Chịu được sốc tải trọng do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, hiếu khí và thiếu khí cùng tồn tại trong một công trình;
+ Đặc biệt với chi phí và quy trình vận hành đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi chuyên môn cao.
Một ưu điểm không thể không nhắc đến của công nghệ sinh học hiếu khí này là lượng bùn phát sinh ít chỉ bằng một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý khác. Vì vậy doanh nghiệp có thể giảm một lượng lớn chi phí xây dựng, vận hành và chi phí Xử lý bùn thải, đồng thời giảm thiểu được mùi hôi ( Tham khảo thêm bài viết : Xử lý mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải như thế nào ? )
Hiện nay có nhiều nghiên cứu và phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nói chung và xử lý nước thải tòa nhà – chung cư cao tầng nói riêng. Mỗi phương án đưa ra đều có ưu nhược điểm, để được tư vấn rõ hơn các bạn nên trao đổi trực tiếp để tìm ra phương án tối ưu cho công trình của doanh nghiệp.
Liên hệ ngay VIPHAEN để được tư vấn giải đáp MIỄN PHÍ mọi trở ngại của quý doanh nghiệp trong vấn đề môi trường, xử lý nước thải
Xem thêm tại Những bước đầu trong giai đoạn thi công hệ thống xử lý nước thải