Đăng bởi Để lại phản hồi

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

chi phi xu ly 1m3 nước thải

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

Chi phí đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải sẽ được chi phối bởi 2 yếu tố lưu lượng xử lý và chế độ xả thải

Đối với các hệ thống với chế độ vận hành và xả thải liên tục và công suất thấp, thì việc xác định chi phí sẽ dễ dàng và thấp hơn rất nhiều so với một số hệ thống hoạt động không ổn định, và lưu lượng lớn.

chi phí xữ lý cho 1m khối nước thải
chi phí xữ lý cho 1m khối nước thải

Chúng ta sẽ dễ hình dung hơn qua chia sẻ chi tiết và các ví dụ sau đây: 

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

– Một yếu tố nữa cần xem xét là thời gian vận hành của hệ thống trong ngày. Nếu nhà máy của bạn vận hành trong một khoảng thời gian xử lý ngắn (8 giờ hoặc 12 giờ thay vì 24 giờ) khi đó lưu lượng xử lý cho một giờ sẽ tăng lên kéo theo chi phí thiết bị sẽ cao hơn.

Các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được thông số này theo cách hợp lý nhất để có được khái toán chi phí chính xác cho hệ thống. Bạn cần làm rõ những yếu tố này với công ty thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bạn.

Ví dụ: Một hệ thống được thiết kế để hoạt động 8,  12 giờ sẽ có chi phí cao hơn từ 40% đến 60% so với hệ thống hoạt động 24 giờ

Các yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi định giá hệ thống xử lý nước thải

– Chi phí xây dựng                                          CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI
Với điều kiện địa hình thuận lợi và các đặc điểm tự nhiên khác như loại đất phù hợp sẽ giảm được chi phí đầu tư xây dựng của hệ thống XLNT chi phí thấp. Chi phí xây dựng sẽ bị phụ thuộc trong trường hợp xây dựng hệ thống tại các khu vực có điều kiện không thuận lợi. Thực tế cho thấy đối với các bãi lọc ngập nước nhân tạo được xây dựng tại các khu vực có điều kiện mặt bằng, địa hình thay đổi, cần bổ sung hoặc thay thế đất, bố trí các vật liệu lót chống thấm, cần hoạt động kết hợp với máy bơm, v.v… Vì thế cần ghi nhớ rằng vị trí nhà máy cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí.

chi phí xử lý 1m3 nước thải
hệ thống xử lý nước thải

Ví dụ: Nếu mặt bằng rất đắt đỏ tại khu vực đặt nhà máy của bạn, cần cân nhắc một thiết kế hệ thống với công nghệ hiện đại để chiếm ít diện tích hơn. Nếu doanh nghiệp không có quá nhiều diện tích đất, thì việc xây hệ thống âm cũng ảnh hưởng không ít đến chi phí.

– Yêu cầu về chi phí lắp đặt:
Một điều quan trọng khác cấu thành chi phí là giá thành lắp đặt. Giá nhân công sẽ thay đổi theo địa điểm. Do đó cần chú ý lắp đặt hệ thống và tính đến yếu tố này khi dự trù kinh phí. Ở những khu vực có chi phí lắp đặt cao, bạn có thể cân nhắc áp dụng hệ thống mô-đun lắp đặt sẵn thay vì xây dựng các bể xử lý tại chỗ.

– Yêu cầu về chi phí đảm bảo hoạt động vận hành:

Bạn phải chi một số tiền nhất định để đầu tư ban đầu. Và bạn cũng nên nhớ rằng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ nào cũng phải tính đến yếu tố chi phí vận hành hệ thống theo thời gian. Đối với các quyết định như thế này, bạn cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư vận hành dài hạn. Một hệ thống có chi phí đầu tư ban đầu rất thấp nhưng chi phí vận hành dài hạn lại rất cao thì nên cân nhắc nhiều.

Đầu tư thiết bị tự đọng hóa ngay từ ban đầu, giảm chi phí nhân công vận hành  Đó là chi phí đầu tư ban đầu vào các bảng điều khiển tự động tinh vi và thiết bị đi kèm. Nhưng khi vận hành, chi phí nhân công thường xuyên sẽ ít đi.
Phương thức thứ hai liên quan đến mức độ tự động hóa thấp hơn. Chi phí đầu tư cũng thấp hơn nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào nhân lực vận hành. Điều này có thể dẫn đến tốn kém chi phí nhiều hơn cho nhân công về lâu dài.

Một hệ thống xử lý nước thải thuần túy về xử lý vi sinh (nước thải thực phẩm, nước thải sinh học,….) thường có chi phí vận hành khá thấp – khoảng 5.000 đồng – 10.000 đồng cho 1m3 nước thải. Trong khi xử lý bằng hóa học (nước thải xi mạ, nước thải nhuộm,….) thường có chi phí vận hành khá cao – khoảng 10.000-30.000 đồng cho 1m3 nước thải.

Các chi phí khác:

Chi phí cho giấy phép, thủ tục môi trường

Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu định kỳ, và chi phí phân tích nội bộ

Chi phí cho hệ thống quan trắc tự động nếu có            CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI
Chi phí đấu nối, xả thải

Chi phí báo cáo xả thải và phí xả thải định kỳ hằng năm

Và một điều không thể bỏ qua là hãy luôn đảm bảo hệ thống hoạt động tốt để chất lượng nước thải đạt chuẩn đầu ra, tránh các chi phí xử phạt không đáng có

Cũng cần xem xét sẽ có các chi phí để xử lý chất thải thứ sinh do hệ thống tạo ra, như là bùn thải, chất thải rắn,….. Với các quy định nghiêm ngặt về môi trường hiện nay, bạn cần phải xử lý chất thải để có thể cô đặc và vận chuyển đến công ty xử lý bên thứ ba. Ví dụ như sử dụng bể nén bùn, sân phơi bùn, máy ép bùn, …..

Máy ép bùn dạng băng tải

bùn thải ép từ hệ thống xử lý nước thải
Kết luận
Nói chung, các giải pháp hệ thống xử lý nước thải và cơ cấu chi phí khá phức tạp. Mỗi nhà máy có một mức độ ô nhiễm của nước thải khác nhau, và điều kiện thi công cũng khác nhau. Dó đó công đoạn khảo sát thiết kế hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng, phải được thực hiện kỹ lưỡng.                      CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cũng không có một giá thành chuẩn. Mặc dù vậy nhưng nhiều doanh nghiệp muốn có được con số để dự trù ngân sách. Do đó VIPHAEN cố gắng tổng hợp chi phí đầu tư (bao gồm thiết kế, xây dựng, lắp đặt, chuyển giao,….) để xử lý cho 1m3 nước thải các ngành nghề tiêu biểu. Tùy theo lưu lượng xả thải hàng ngày, bạn có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu của mình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đơn giá này chỉ có tính tương đối, chỉ để tham khảo, và được áp dụng cho công trình trên 100 m3 nước thải/ngày.

CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 1M3 NƯỚC THẢI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI