Đăng bởi Để lại phản hồi

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

báo cáo xả thải

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

 

Công ty Môi trường VIPHAEN xinh gửi đến quý doanh nghiệp: Mẫu báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 36) ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Mẫu 36
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)

BÁO CÁO
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
…………………………………………………………………………….(1)
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
Ký (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO
Ký, đóng dấu

Địa danh, tháng…./năm…..

 

HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
(Đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)
MỞ ĐẦU
1. Trình bày các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email…) và về cơ sở xả nước thải (tên, vị trí, quy mô, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, năm bắt đầu hoạt động).
2. Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở xả nước thải:
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: công nghệ sản xuất, sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
– Đối với khu/cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp): giới thiệu các ngành sản xuất (tổng số nhà máy, xí nghiệp, loại hình sản xuất chính).
– Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: quy mô vùng nuôi (diện tích vùng nuôi, tổng diện tích mặt nước; số ao, đầm nuôi), hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi (mùa vụ, giống, thức ăn, thuốc; hóa chất, chế phẩm nuôi và bảo vệ môi trường, …).
– Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: phạm vi, quy mô, diện tích vùng thu gom, xử lý.
3. Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải: lưu lượng nước sử dụng, lưu lượng xả nước thải trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (tính theo m3/ngày đêm); chất lượng nước thải (nêu rõ Quy chuẩn về chất lượng nước thải đạt được trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận, hệ số áp dụng); lượng nước, mục đích tái sử dụng nước sau xử lý (nếu có).
4. Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải.
– Mô tả sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (nêu rõ toàn bộ hệ thống thu gom nước thải đến vị trí công trình xử lý nước thải; hệ thống dẫn, xả nước thải sau xử lý ra nguồn nước tiếp nhận; hệ thống sông, suối khu vực nguồn tiếp nhận nước thải; vị trí các điểm khai thác, sử dụng nước, xả nước thải lân cận cùng xả vào nguồn nước tiếp nhận); tọa độ, địa giới hành chính vị trí xả nước thải; tên, địa giới hành chính nơi xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
– Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải.
5. Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải.
Thuyết minh việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải và vị trí xả nước thải trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nước thải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho việc xả nước thải.
6. Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước.
7. Trình bày các căn c ứ, tài liệu lập báo cáo.
– Các quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng chức năng nguồn nước, phân vùng xả nước thải liên quan tới nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có); quy hoạch về thủy lợi, cấp nước, thoát nước và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
– Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo (liệt kê các thông tin, tài liệu thu thập và tài liệu, số liệu do tổ chức/cá nhân khảo sát, đo đạc thực tế).
8. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo.
– Phương pháp thực hiện xây dựng báo cáo.
– Thông tin về tổ chức lập báo cáo (tên, năng lực thực hiện).
– Danh sách thành viên tham gia.

Chương I
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI

I. Hoạt động phát sinh nước thải
Trình bày hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thuyết minh rõ về nhu cầu sử dụng nước, xả nước thải, lượng nước thải thu gom, xử lý, chất lượng nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, với các nội dung chính sau:
1. Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải.
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày sơ đồ quy trình sản xuất (chỉ rõ các công đoạn sử dụng nước, phát sinh nước thải, công đoạn sử dụng nước tuần hoàn); định lượng sản lượng, sản phẩm, nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
b) Đối với khu công nghiệp: thống kê các cơ sở phát sinh nước thải (trong phạm vi khu), trong đó, nêu rõ các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu và các cơ sở được thu gom, xử lý nước thải riêng.
c) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày sơ đồ quy trình nuôi và việc sử dụng nước, xả nước thải trong quy trình nuôi.
d) Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày số dân thuộc địa bàn thu gom, xử lý nước thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực thu gom, xử lý (số lượng, loại hình, tình trạng xử lý nước thải của từng cơ sở, giấy phép xả nước thải được cấp).
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải (tính theo m3/ngày đêm):
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng lẻ: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước thải của các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…;
– Đối với khu công nghiệp: tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của toàn khu và từng cơ sở;
– Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: trình bày lượng nước sử dụng, lượng nước xả trong quy trình nuôi.
– Đối với công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị tập trung: trình bày lượng nước thải sinh hoạt, lượng nước thải công nghiệp thuộc địa bàn thu gom, xử lý của công trình.
3. Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý (tính theo m3/ngày) và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý (có kết quả phân tích chất lượng nước thải để chứng minh).
Riêng đối với khu công nghiệp: trình bày chất lượng nước thải của từng cơ sở phát sinh nước thải trước khi được thu gom vào công trình thu gom nước thải tập trung (nêu rõ thông số, nồng độ chất ô nhiễm; kết quả phân tích chất lượng nước thải của từng cơ sở); lượng nước thải được thu gom, xử lý (đơn vị m3/ngày đêm) và chất lượng nước thải tại công trình thu gom tập trung (có kết quả phân tích chứng minh); các cơ sở nước thải được thu gom, xử lý riêng thì nêu rõ chất lượng nước thải sau xử lý và giấy phép xả nước thải của các cơ sở này.
II. Hệ thống thu gom nước thải
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và việc xử lý sơ bộ nước thải, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom.
2. Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung.
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải kèm theo)
III. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Trình bày việc thiết kế, bố trí hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích mặt bằng của cơ sở, như sau:
1. Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa (nêu rõ các khu vực thu gom, đường dẫn nước mưa, vị trí thoát nước mưa); đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa.
2. Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm (nếu có).
(Có phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước nước mưa kèm theo)
IV. Hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh rõ về khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải (chứng minh được hiệu quả và khả năng xử lý nước thải của hệ thống) với những nội dung chính sau đây:
1. Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.
2. Trình bày sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải (nêu rõ thông số kỹ thuật cơ bản và hiệu quả xử lý tại các công đoạn).
3. Liệt kê danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải (hãng sản xuất, xuất xứ, thông số kỹ thuật chính, …).
4. Trình bày việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải (nêu rõ tên loại hóa chất, chế phẩm vi sinh; công đoạn xử lý có sử dụng; lượng hóa chất, chế phẩm vi sinh sử dụng).
(Có phụ lục bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải kèm theo)
V. Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận
Trình bày việc dẫn, xả nước thải sau khi xử lý (từ đầu ra của hệ thống xử lý nước thải) đến nguồn nước tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Sơ đồ và mô tả hệ thống cống, kênh, mương…dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận.
2. Mô tả công trình cửa xả nước thải (loại công trình, kích thước, vật liệu…).
3. Chế độ xả nước thải (nêu rõ việc xả nước thải là liên tục 24h/ngày đêm hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày…).
4. Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ là bơm, tự chảy, xả mặt, xả đáy, xả ven bờ, giữa dòng, giữa hồ…).
Chương II
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
I. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
Mô tả các yếu tố tự nhiên liên quan đến điều kiện nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải.
2. Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải.
3. Chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước.
a) Diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là sông, suối).
b) Chế độ hải văn (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là biển).
c) Chế độ, diễn biến mực nước hồ (trường hợp nguồn nước tiếp nhận là hồ, ao).
II. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận
1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường khác).
2. Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
III. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
IV. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Trình bày các hoạt động xả nước thải khác cùng xả vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
1. Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải đề nghị cấp phép).
2. Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
Chương III
KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC
I. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận.
II. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước
III. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
IV. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
V. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 2
Đánh giá theo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận đã xác định ở trên vào thời kỳ kiệt nhất trong năm, vào thời điểm xả nước thải với lưu lượng thường xuyên và lớn nhất.
(Trình tự, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải theo quy định hiện hành/hướng dẫn tại Thông tư 02/2009/TT- BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương IV
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
I. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
Trình bày các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước (kế hoạch thay đổi công nghệ sản xuất; công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; tuần hoàn, tái sử dụng nước; thay đổi, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; thay đổi phương thức xả nước thải…).
II. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước
Trình bày các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước có khả năng xả ra và biện pháp, kinh phí phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 (công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên) thì cần trình bày rõ phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
III. Quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải
1. Trình bày biện pháp, tần suất, vị trí quan trắc lưu lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
2. Trình bày biện pháp, tần suất, thông số, vị trí quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý; chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
3. Trình bày việc bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải tự vận hành và quan trắc); hoặc nội dung hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận (nếu cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).
(Phụ lục kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận kèm theo nếu có)
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT:
– Kết luận: khả năng thu gom, xử lý nước thải; hiện trạng nguồn nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
– Kiến nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước: lưu lượng, chất lượng nước thải, vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, thời hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
– Các cam kết: xả nước thải theo nội dung giấy phép được cấp; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm; bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ra ô nhiễm, sự cố ô nhiễm; quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải.
—————————————
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu (vị trí lấy mẫu ở thượng lưu và hạ lưu vị trí xả nước thải) và mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng nguồn nước và các nguồn thải xung quanh khu vực vị trí lấy mẫu).
(Các thông số phân tích nước nguồn tiếp nhận là các thông số theo QCVN hiện hành về chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các thông số có trong nguồn thải hoặc theo QCVN về chất lượng nước thải hiện hành).
2. Số liệu quan trắc chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận (nếu có).
3. Văn bản quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng mục đích sử dụng nước, phân vùng xả thải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
4. Các bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước thải, nước mưa;
5. Báo cáo thuyết minh, bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải;
6. Văn bản hợp lệ việc tổ chức/cá nhân được giao, được thuê hoặc được sử dụng đất để đặt công trình dẫn, xả nước thải trong trường hợp hệ thống dẫn, xả nước thải của tổ chức/cá nhân đề nghị xin phép không nằm trên đất do tổ chức/cá nhân này quản lý.
7. Hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải (đối với trường hợp cơ sở xả nước thải thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để vận hành và quan trắc).

Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ hơn về mẫu báo cáo xả thải định kỳ của doanh nghiệp.
Việc thực hiện một mẫu báo cáo sẽ có nhiều trở ngại hơn trong quá trình thực hiện, nếu cần hỗ trợ thực hiện hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 
Với phương châm nhanh chóng và hiệu quả, VIPHAEN tin rằng sẽ mang lại kết quả mong muốn cho doanh nghiệp.