Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn sử dụng Clo để khử trùng nước hồ bơi

Hướng dẫn sử dụng Clo để khử trùng nước hồ bơi

Trong việc duy trì nước trong hồ bơi sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng, việc sử dụng các chất khử trùng như clo là rất quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn cách sử dụng clo để khử trùng hồ bơi cũng như giới thiệu một số loại clo thường dùng.

"Hướng

  1. Hướng dẫn sử dụng clo để khử trùng nước hồ bơi:

– Kiểm tra mức pH của nước hồ bơi, nên duy trì mức pH trong khoảng 7.2-7.6 để clo hoạt động hiệu quả.

– Đo lượng clo trong nước bằng bộ kiểm tra clo, và điều chỉnh nồng độ clo thành khoảng 1-3 ppm.

– Sử dụng sản phẩm clo dạng viên, bột hoặc nước clo để điều chỉnh mức clo trong nước. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.

– Hòa tan clo trong một bình nước sạch trước khi thêm vào hồ bơi. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt.

– Theo dõi mức clo trong nước thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.

  1. Các loại clo thường dùng trong hồ bơi:

Loại clo này có dạng viên hoặc bột, thường được sử dụng để tăng nồng độ clo trong nước. Nó cũng giúp làm sạch từ nhanh chóng và hiệu quả.

  • Clo lỏng (Sodium Hypochlorite):

Thường được bán dưới dạng dung dịch giàu clo, loại này có thể được sử dụng trực tiếp để điều chỉnh mức clo trong nước.

Loại clo này có dạng viên rắn và thường tan chậm trong nước. Nó cung cấp lượng clo lâu dài và hiệu quả cho hồ bơi.

Lưu ý:

  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại clo nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ các biện pháp an toàn.
  • Đồng thời, khuyến nghị sử dụng các sản phẩm từ các nhà cung cấp đáng tin cậy và công cụ kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Kết luận:

  • Sử dụng clo để khử trùng nước hồ bơi là một phần quan trọng trong việc duy trì môi trường nước sạch sẽ và an toàn.
  • Bằng cách tuân thủ hướng dẫn sử dụng và lựa chọn loại clo phù hợp, bạn có thể đảm bảo rằng nước trong hồ bơi luôn trong tình trạng tốt nhất để sử dụng.

Tên thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ: Viphaen
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT
MST: 0317965800
Trụ sở: 19/1A đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Q. 12, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0977 49 80 40

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tác dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

clorine

Tác dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Chlorine là hợp chất hóa học được ứng dụng rộng rãi trong ngành nuôi trồng thủy sản, xử lý nước sinh hoạt, nước bể bơi và ngành dệt nhuộm.

Nếu sử dụng Chlorine ở mức hợp lý giúp mang lại nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên nếu sử dụng quá mức cho phép có thể gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.

Vậy Chlorine là gì? Tác dụng của Chlorine là gì mà lại được ứng dụng phổ biến đến vậy?

Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng để Chlorine mang lại tác dụng hiệu quả nhất?

chlorine trong nuôi trông thủy sản
chlorine trong nuôi trông thủy sản

Chlorine là gì?

Chlorine là dạng hợp chất hóa học của Clo, có tác dụng sát khuẩn cực mạnh nên chúng thường được sử dụng để khử trùng dung dịch và tẩy trắng.

Ở Việt Nam, loại hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong việc khử trùng nước nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải sinh hoạt, nước bể bơi, tẩy trắng giấy, vải vóc,…

Đặc điểm của Chlorine

  • Chlorine là hợp chất dễ tan trong nước, có màu trắng, mùi hắc đặc trưng và có tính oxi hóa cực mạnh.
  • Chlorine là hợp chất hóa học gồm Cl2, NaOCl và Ca(OCl)2.
  • Trong tự nhiên, chúng tồn tại ở 4 dạng khác nhau gồm Cl2 (100% Clo), Calcium Hypochlorite Ca(OCl)2 (65% Clo), Natri Hypochlorite NaOCl và Clo dioxit ClO2.
  • Một số dạng khác nằm trong các thành phần hữu cơ như Cloramin B, Cloramin T,…

Cơ chế hoạt động của Chlorine

Khí Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2 là các chất có tính oxi hóa cực mạnh, khi hòa tan vào nước tạo ra rất nhiều Axit Hypochlorous (HOCl) và các ion Hypochlorite (OCl-). Sau đó, Axit Hypochlorous (HOCl) tiếp tục ion hóa để tạo ra ion Hypochlorite (OCl-). Khi đó HOCl và các ion Hypochlorite (OCl-) sẽ tác động trực tiếp lên màng tế bào và thẩm thấu vào bên trong làm thay đổi cấu trúc phân tử. Do vậy, tế bào của vi khuẩn không hoạt động nữa và vi sinh vật chết.

Vì vậy, mà Chlorine có tác dụng hữu ích để diệt vi khuẩn và các mầm bệnh gây hại trong nuôi trồng thủy sản.

Công dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, Chlorine được ứng dụng nhiều trong ngành nuôi trồng thủy sản. Cụ thể:

  • Chlorine dùng để tẩy trùng ao, hồ và các trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
  • Diệt vi khuẩn, tảo, nấm, các ký sinh trùng trong môi trường nước.
  • Oxy hóa các sinh vật sống hữu cơ và mầm bệnh trong ao nuôi.

Loại Chlorine nào được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản?

Trong nuôi trồng thủy sản, có 2 dạng Chlorine thường được sử dụng phổ biến là Calcium Hypochlorite Ca(OCl)2 (65% clo) và Natri Hypochlorite NaOCl.

Thông thường, Calcium Hypochlorite được sử dụng phổ biến hơn bởi vì khi loại Chlorine này hòa tan trong môi trường nước tạo nên 2 phân tử HOCl và ion hóa thành 2 ion (OCl-). Khi đó, cả HOCl và ion (OCl-) sẽ cùng tác động trực tiếp lên màng tế bào của sinh vật sống và làm thay đổi cấu trúc phân tử của sinh vật.

Tác hại khi sử dụng Chlorine quá nhiều trong nuôi trồng thủy sản?

Sai lầm lớn nhất khi sử dụng Chlorine trong ao nuôi tôm, cá dẫn đến hiệu quả không cao là việc sử dụng Chlorine trực tiếp để khử trùng nước và loại bỏ chất hữu cơ.

Hơn hết, điều này còn có thể gây độc cho các sinh vật nuôi dưới ao, hồ khi liều lượng Clo còn lại quá nhiều.

Trong điều kiện ao nuôi luôn có hàm lượng Amoniac, khi sử dụng Chlorine hòa tan trong nước thì lượng Amoniac này sẽ phản ứng với Chlorine tạo ra các Monochloramine, Di-Chloramine, Tri-Chloramine và lượng lớn khí Nitơ có khả năng khử trùng thấp hơn so với HOCl và (OCl-).

Ngoài ra, lượng lớn Hydro Sunfua trong nước sẽ làm lượng Chlorine bị hao hụt và ảnh hưởng đến tác dụng khử trùng của ao nuôi.

Vì vậy mà các hộ nuôi tôm, cá cần tính toán chính xác lượng Chlorine sử dụng để khử trùng nước thích hợp, qua đó mang lại hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng đến sinh vật nuôi.

Một số lưu ý khi sử dụng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

  • Nên sử dụng Chlorine để xử lý nguồn nước cấp trong ao lắng và ao nuôi chưa có tôm cá vì lượng Clo quá dư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật như cá, tôm,…
  • Khi đã sử dụng Chlorine thì không nên sử dụng các hóa chất khác để diệt khuẩn như: Formalin, BCK,…
  • Trước khi sử dụng Clo, không nên bón vôi vì sẽ làm giảm tác dụng khi độ pH cao (pH trên 8).
  • Nên lưu ý về liều lượng khi dùng Chlorine để tránh gây hại cho thủy sản, vì nếu dùng nhiều có thể để dư lượng khí Clo gây ngộ độc cho thủy sản.

Liều lượng Chlorine dùng để khử trùng đáy là 50 – 100g/m3, khử trùng nước 20 – 30g/m3.

Lưu ý là liều lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước.

CTY TNHH MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG :
CSKH doanh nghiệp: 0903 096 118
CSKH cá nhân: 0933 640 658
Phản ánh dịch vụ: 0977 49 80 40
Email: viphaen.vietphat@gmail.com

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn pha Cloramin B

Hướng dẫn pha Cloramin B

1. Hướng dẫn cách pha dung dịch Cloramin B

Công thức chung để pha loại hóa chất này là: m= (c%x V/C%) x 1000. Trong đó:

  • m là lượng hóa chất cần pha (g)
  • c% là nồng độ dung dịch clo cần pha (%). Nồng độ không được vượt quá 2%, nên duy trì ở mức 0.5% để tránh ngộ độc.
  • C% là nồng độ hóa chất chứa clo hoạt tính (cloramin b thông thường là 25%)
  • V là thể tích dung dịch cần pha (l)

Tùy theo khu vực, mục đích sử dụng khác nhau sẽ có cách pha dung dịch Cloramin B ở các mức độ khác nhau.

cloramin b
hướng dẫn sử dụng cloramin b

2. Sử dụng dung dịch Cloramin B an toàn như thế nào?

Nếu tỷ lệ pha hóa chất vượt mức nồng độ cho phép thì Cloramin B có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Vì vậy, cần phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Cùng với đó còn các lưu ý sau người sử dụng thực hiện:
  • Khi phun, lau dung dịch Cloramin B cần đeo khẩu trang để bảo vệ an toàn cho bản thân trong quá trình phun xịt.
  • Chuẩn bị hai khăn, chậu riêng biệt để pha hóa chất tẩy rửa, còn lại để chứa nước sạch dùng làm sạch lại vật dụng trước khi sử dụng.
  • Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi phun, lau để phòng ngừa trường hợp dung dịch Cloramin B dính vào cơ thể hoặc các loại virus, vi khuẩn có thể tiếp xúc vào tay.
  • Bao bì chứa đựng dung dịch Cloramin B sau khi sử dụng xong nên rửa sạch và cho vào thùng rác phân loại đúng cách.
  • Khi tích trữ Cloramin B ở dạng bột thì nên để riêng và ghi chú rõ ràng tránh nhầm lẫn.

3. Tác dụng phụ của Cloramin B

Dung dịch Cloramin B có thể gây ra ngộ độc nếu sử dụng quá nồng độ cho phép hoặc khi người sử dụng sơ ý hít phải, bị dính lên mắt, lên da.

Hậu quả là:

  • Gây rối loạn đường tiêu hóa, nôn mửa
  • Viêm da, da bị tổn thương, nóng, rát
  • Hệ hô hấp: suy hô hấp, khó thở, co thắt hô hấp nếu hít phải
  • Ảnh hưởng đến mắt, tổn thương giác mạc có thể bị mù nếu dính trực tiếp vào mắt.

4. Cách xử lý khi bị ngộ độc Cloramin B

Nếu gặp phải tình trạng ngộ độc cần nhanh chóng xử lý ngay:

  • Nếu da, mắt bị dính hóa chất cần nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch.
  • Uống nhiều nước ấm hoặc uống natri bicarbonat mua tại tiệm thuốc tây.
  • Nếu hít phải khí clo trong dung dịch Cloramin B, cần di chuyển ra nơi thông thoáng.
  • Người bệnh cần đến các cơ sở y tế cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời.

Hi vọng với bài viết trên viphaen.com mang đến a/c thông tin hữu ích về cloramin b