Đăng bởi Để lại phản hồi

BÙN THẢI HỆ THỐNG NƯỚC THẢI ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải hệ thống nước thải được xử lý như thế nào ?

Nước thải sau khi xử lý có thể xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định, hoặc tái sử dụng. Vậy bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước thải sẽ được xử lý như thế nào ?

Bên VIPHAEN  đang hỗ trợ Công ty của Anh Minh ( Long An ) có phát sinh bùn thải từ cống thoát nước cạnh khu vực rửa khuôn in sơn và hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Riêng đối với bùn từ hệ thống xử lý nước thải, công ty sẽ lấy mẫu phân tích theo QCVN 50/2013/BTNMT.

Bên cạnh đó Anh Minh có thắc mắc rằng bùn thải nạo từ cống có cần thử nghiệm không, nếu có thì có lấy mẫu phân tích theo QCVN 50/2013/BTNMT giống như bùn từ HTXLNT không ? Và nếu chúng là chất thải nguy hại thì doanh nghiệp nên áp mã nào cho bùn thải này? Tần suất thử nghiệm của các mẫu bùn này là bao lâu?

bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Cùng VIPHAEN tháo gỡ những thắc mắc của Anh Minh cũng như quý doanh nghiệp khác

Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Nếu công ty muốn quản lý theo quy định của chất thải công nghiệp thông thường thì phải tiến hành lấy mẫu chứng minh không phải là chất thải nguy hại theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước QCVN 50:2013/BTNMT.

Tương tự đối với bùn nạo từ cống ( có nguy cơ là chất thải nguy hại ) quý doanh nghiệp cũng cần tiến hành lấy mẫu để chứng minh nó không phải là chất thải nguy hại theo QCVN07:2009/BTNMT

Một chất thải sau khi được lấy mẫu và phân tích mà tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều dưới một trong hai ngưỡng Htc hoặc Ctc  của  QCVN 50:2013/BTNMT ( đối với bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải ) hoặc QCVN07:2009/BTNMT ( các chất thải khác ) thì không là CTNH và không phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) được xác định theo nguyên tắc như sau:

  1. a) Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc, mg/l) được quy định trong mỗi quy chuẩn
  2. b) Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:

hàm lượng tuyệt đối của bùn thải

Trong đó:

– H (ppm) là giá trị quy định trong cột «Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H». Quy chuẩn làm cơ sở tính toán giá trị Htc;

– T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất thải trên tổng khối lượng mẫu chất thải.

 

bùn thải ép từ hệ thống xử lý nước thải

bùn thải sấy khô

 

 Tuy nhiên anh/ chị biết đấy, vì bùn phát sinh từ HTXLNT với những thành phần tính chất khác nhau, vì vậy việc phân tích mẫu bùn cũng sẽ được thực hiện thường xuyên, có thể dựa theo tần suất lấy mẫu quan trắc môi trường để tích hợp thực hiện chung và phải đảm bảo số mẫu bùn, vị trí lấy và số ngày lấy theo đúng quy định hiện hành

Đối với lần lấy mẫu phân tích đầu tiên anh/ chị gửi kết quả về Sở để được xác nhận (nếu kết quả là chất thải công nghiệp thông thường), sau đó Sở đi lấy mẫu kiểm chứng (quý doanh nghiệp chi trả chi phí này) cuối cùng sẽ có công văn xác nhận nếu mẫu kiểm chứng vẫn là chất thải KHÔNG NGUY HẠI, trong CV xác nhận sẽ có nội dung yêu cầu quý doanh nghiệp của anh/ chị cần lấy mẫu định kỳ (thông số, tần suất) như thế nào. Từ đó doanh nghiệp dựa vào đó làm cơ sở theo dõi, quản lý bùn thải một cách hợp lý theo quy định pháp luật.

Nếu kết quả mẫu là CTNH, thì quản lý dưới diện CTNH, và phải thực hiện quan trắc định kỳ như khoản 27 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP nêu ra:

Điều 3:  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)

27. Bổ sung Điều 54a như sau:

Điều 54a. Quy định về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp

1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:

a) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 39 Nghị định này;

b) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này;

c) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại

Nhưng để giảm thiểu bùn thải ngay từ những phương án đầu tiên, thì việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp sẽ giúp tối ưu lượng bùn thải phát sinh sau hệ thống xử lý của doanh nghiệp mình.

Điều này VIPHAEN có thể mang lại cho quý anh /chị những lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất. Thay vì loay hoay tìm phương án quản lý bùn sau xử lý, tìm doanh nghiệp thu hồi xử lý chất thải ( bùn thải ) .Vì sao ngay từ bây giờ lại không tối ưu nó, giảm thiểu nó.
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý anh/ chị còn nhiều vướng mắt nhé !