Cloramin Blà hoá chất được khuyến cáo sử dụng để sát khuẩn, tuy nhiên để sử dụng Cloramin B hiệu quả phải pha dung dịch khử khuẩn đúng nồng độ khuyến cáo của bộ y tế. Không pha pha nồng độ cao trên 2%. Vì ở nồng độ quá cao trên 2% Cloramin B có thể gây độc đối với người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như:
Tổn thương da, làm da bị nóng rát và khó chịu;
Tổn thương mắt ở giác mạc, thậm chí làm mù mắt;
Tổn thương hô hấp làm co thắt cơ trơn, khó thở,
Còn nếu hít phải thì ta sẽ bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy….
Biện pháp:
Sử dụng đúng theo hướng dẫn của Bộ y tế khuyến cáo. Xem cách pha tại đây
Khi pha Cloramin B cần chuẩn bị găng tay cao su, khẩu trang bảo vệ để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
Vì có dạng bột nên dễ nhầm lẫn với các chất bột khác. Do đó, hãy dán nhãn, tên thích hợp để tránh bị nhầm lẫn rằng đây là bột dinh dưỡng và sử dụng dẫn đến ngộ độc.
Tránh xa tầm tay trẻ em, vì trẻ rất tò mò với những thứ lạ nên có thể nuốt phải
2. Cloramin B dính vào da, vào mắt có sao không?
Nếu chúng ta đảm bảo pha Cloramin B đúng nồng độ (không vượt quá mức cho phép là 2%) thì nó có thể được sử dụng để thay thế các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc xà phòng rửa tay, khi đó chúng ta có thể tiếp xúc mà không có tác động xấu đến cơ thể.
Ví dụ như khử trùng tay ở khu vực điều trị các bệnh nhân cách ly: Cloramin B được pha để đảm bảo nồng độ 0,5%, sử dụng bằng cách để đối tượng ngâm tay trong 1 phút, sau đó tráng lại với nước sạch.
Theo Đại tá Từ Minh Sơn thì Cloramin B không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Người dân có thể hít thở bình thường. Tuy nhiên, không chỉ với Cloramin B mà với bất kỳ chất khử khuẩn hay dung dịch vệ sinh nào, tốt nhất mọi người đều nên rửa lại sạch sẽ sau khi dính hay sử dụng.
Tuy nhiên đối với người có da nhạy cảm, khi pha hóa chất không mặc đồ bảo hộ, khẩu trang, mắt kính thì bột hóa chất có thể dính vào gây kích ứng, ngứa nên cần phải tuân thủ đúng cách dùng.
3. Cloramin B có gây hại cho phụ nữ mang thai, trẻ em không?
Theothống kê của Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới, trong số 85.000 chất hóa học được sử dụng thường ngày thì chỉ có khoảng 7% sản phẩm là an toàn với sức khỏe con người, các sản phẩm vệ sinh, tẩy rửa dùng trong gia đình đều tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho phụ nữ mang thai.
Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ để hiểu rõ các thành phần có trong sản phẩm từ đó tránh tiếp xúc với các chất độc hại. Những loại dung dịch tẩy rửa chứa chất tạo mùi mạnh như ammonia hoặc chlorine (Cloramin B hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính) chỉ khiến bà mẹ buồn nôn nhưng không gây hại.
Cloramin B có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nếu như mẹ vô tình uống phải hóa chất này. Còn việc ngửi mùi Cloramin B thường sẽ không gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, trừ trường hợp lượng Clo được pha với nồng độ 2% trở lên thì có thể gây độc.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai thì khi tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa, lau chùi bạn cần phải đeo găng tay, khẩu trang để bảo vệ cho mẹ và bé.
Cloramin B không gây hại cho Phụ nữ mang thai nếu khử khuẩn đúng nồng độ, bảo hộ và khoảng cách
4. Cloramin B dính vào quần áo có bị hỏng không?
Cloramin B là hóa chất có chứa clo, mà clo được biết đến rộng rãi do trong thành phần của nó có chứa Acid HClO (acid hypoclorơ) có tính oxy hóa cực mạnh. Gốc acid này có khả năng phá vỡ cấu trúc sắc tố màu sắc.
Thành phần hóa học chủ yếu của Cloramin B là sodium benzensulfochleramin với công thức C6H5SO2NClNa.3H20. Trong đó, có chứa khoảng 25% ion Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động, có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn.
Thông thường trong công tác chống dịch, nồng độ Cloramin B thường được sử dụng là 0,5% và 1,25%. Do đó hàm lượng Clo hoạt động rất thấp dẫn đến khả năng hình thành acid HClO kém nên khi chúng ta bất cẩn để dính vào quần áo thì không thể làm tẩy màu vải ngay lập tức vì hàm lượng rất ít và các chất màu trên vải rất bền, cần thời gian lâu để oxy hóa màu nhuộm.
Vì vậy, quần áo sau khi bị dính có thể giặt lại kĩ thì Cloramin B sẽ bị rửa trôi theo chất tẩy rửa và nước.
Ví dụ như khi xử lý khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm: Ngâm các dụng cụ, quần áo mà bệnh nhân đã sử dụng trong Cloramin B với nồng độ 0,5% khoảng 1-2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch. ” cho nên có thể thấy ngâm quần áo khi khử trùng ở thời gian ngắn sẽ không làm phai màu quần áo hay bị hỏng được vì hàm lượng clo rất thấp trong Cloramin B khi pha sử dụng trong y tế.
5.Cloramin b có ăn mòn kim loại không
Cloramin B là hóa chất có chứa clo, mà clo được biết đến rộng rãi do trong thành phần của nó có chứa Acid HClO (acid hypoclorơ) có tính oxy hóa cực mạnh có khả năng ăn mòn kim loại nhẹ, nên tốt nhất sau khi khử khuẩn bằng cloramin b cần lau lại bằng nước sạch.
Trong bệnh viện vẫn thường ngâm các dụng cụ kimk loại hoặc phun xịt khử khuẩn phương tiện giao thông phải rửa lại
6. Cấp cứu khi bị ngộ độc Cloramin B ?
Trong trường hợp xảy ra ngộ độc Cloramin B, ngay lập tức cho nạn nhân uống nước ấm hoặc natribicarbonat (có bán ở các hiệu thuốc lân cận) để trung hoà hoá chất.
Nếu ngộ độc do hít quá nhiều khí Clo thì đưa ra khỏi nơi có khí, để nạn nhân hít thở rồi di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để có thể xử lý tình huống kịp thời.
Trong trường hợp da tiếp xúc trực tiếp với Cloramin B thì cần rửa sạch vùng tiếp xúc nhiều lần với xà phòng và nước sạch.
Khi ngậm hoặc nuốt phải viên hay bột hóa chất sát khuẩn Cloramin B nên uống ngay một lượng nước ấm, không được cố gắng làm gây nôn và phải đến cơ sở y tế nơi gần nhất ngay lập tức.
Khi hít phải không khí có chứa hóa chất chlorine hoạt tính đậm đặc của chloramine B, phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng không khí bị ô nhiễm và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để xử trí.
Khi bị bắn hóa chất vào mắt, phải rửa sạch mắt và mặt ngay bằng nước sạch nhiều lần, đồng thời cũng đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra.
Khi bị bắn hóa chất vào quần áo hoặc dính trên da, phải cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất, rửa sạch vùng da bằng nước sạch ấm và xà phòng.