Đăng bởi Để lại phản hồi

Nên Khử Khuẩn Bằng Cloramin B Hay Cồn 70

Nên khử khuẩn bằng Cloramin B hay Cồn 70?

Trong Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới của Bộ Y Tế có đề cập:

“Dung dịch sát khuẩn tay: Phải chứa ít nhất 60% cồn hoặc các hoạt chất diệt khuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Dung dịch khử khuẩn bề mặt: (i) Chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc (ii) Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước) hoặc (iii) Các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc (iv) 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc (v) Cồn 70%. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút. Khử khuẩn bề mặt theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Trường hợp bề mặt vật dụng bẩn thì cần làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.”

Từ đó có thể thấy Cloramin B cồn 70 độ đều là những chất diệt khuẩn được Bộ Y Tế khuyên dùng trong tình hình dịch COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.

Tiếp theo, để trả lời câu hỏi này đầu tiên chúng ta nên hiểu rõ về công dụng của cồn 70 độcloramin B.

1. Cồn 70 độ

Ưu điểm:

  • Cồn 70 độ có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm, siêu vi,… cho nên thường được dùng để sát khuẩn tay, ngoài da, vết thương.
  • Cồn 70 độ vừa sát khuẩn tốt mà lại không gây bỏng da, kích ứng da.
  • Với cơ chế gây biến tính protein, cồn giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật có trên bề mặt da. Chúng ta có thể sử dụng cồn sát khuẩn tay hằng ngày.
  • Vệ sinh đồ dùng

Nhược điểm:

  • Tác dụng trong thời gian ngắn. Vì cồn là một dung dịch dễ bay hơi, nên có thể nói tác dụng của cồn tương đối ngắn. Nồng độ cồn càng cao khả năng bay hơi càng nhanh.
  • Gây cảm giác đau và xót khi dùng trực tiếp lên vết thương hở
  • Không diệt được nha bào và một số loại vi rút, nấm
  • Làm thoái hóa nhựa và cao su
  • Dễ cháy

2. Cloramine B

Ưu điểm:

  • Cloramin B chứa Clo hoạt tính, với công dụng chính là khử trùng bề mặt và diệt khuẩn nước. Đó là lý do chúng được sử dụng rộng rãi trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua.
  • Là thuốc phun khử trùng, tẩy uế các khu vực dịch bệnh bùng phát do virus, vi khuẩn.
  • Cloramin B được ứng dụng để khử khuẩn các khu vực như hành lang, WC, sảnh… Ngoài ra còn để khử trùng các bề mặt, đặc biệt là các vật dụng có trong gia đình dễ lây bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi trẻ con…
  • Cloramin B còn được sử dụng để pha nước rửa tay sát khuẩn, tẩy sạch các vết ố vàng ở sàn nhà hay vật dụng thông thường.

Nhược điểm:

  • Khi tiếp xúc cần trang bị các đồ bảo hộ, không được hít hay ngửi.
  • Gây độc hại khi sử dụng quá liều lượng.
  • Dễ bị thoái hóa bởi ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình bảo quản
  • Không bền, nhất là khi ở dạng dung dịch

 

Sau khi đã tìm hiểu rõ về ưu điểm và nhược điểm của cồn 70 độCloramine B ta có thể thấy cả 2 loại này đều có công dụng khử khuẩn. Dựa vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể chọn ra loại phù hợp. Cồn 70 độ được dùng chủ yếu để sát khuẩn tay nhanh do sát khuẩn tốt và lành tính với da tay. Trong khi đó, Cloramin B được dùng chủ yếu để khử khuẩn bề mặt, các khu vực dịch bệnh, khử trùng nước,… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể chọn ra loại phù hợp.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cồn Y Tế Là Gì ? Cồn y tế Loại Nào Tốt ?

Cồn Y Tế Là Gì ? Cồn y tế Loại Nào Tốt ?

1. Cồn y tế là gì?

  • Cồn y tế hay còn có tên hóa học là Ethanol, là một chất hữu cơ, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn.

2. Cồn y tế có tác dụng gì?

  • Cồn y tế có nhiều ứng dụng như: vệ sinh, y học, sản xuất mỹ phẩm, sử dụng trong công nghiệp,.. nhưng công dụng phổ biến nhất là để khử trùng, sát khuẩn, tẩy uế.

3. Cồn y tế được làm từ gì?

  • Thành phần của cồn y tế tùy theo hàm lượng sẽ gồm chủ yếu là ethanol và dung môi khác, cồn y tế thường dùng để sát khuẩn chứa 70% thể tích của cồn tuyệt đối (ethanol). Dung môi thường dùng nhất là nước tinh khiết.
  • Xét về tính chất hóa học, ethanol là một trong những hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng ancol. Còn có tên gọi khác như rượu etylic, etanol hay rượu ngũ cốc. Công thức hóa học của ethanol là C2H5OH.
  • Xét về tính vật lý, cồn y tế là chất lỏng không màu, trong suốt.Có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, cay, tan vô hạn trong nước. Nhưng điểm khác nhau là ethanol không uống được, vì nó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với đến hệ thần kinh của chúng ta.

4. Cồn y tế bao nhiêu độ?

  • Cồn y tế được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà chia thành các loại: cồn 70 độ, cồn 75 độ, cồn 90 độ, cồn 96 độ… Nhưng trong số đó, cồn 70 độ và cồn 90 độ là hai loại được dùng chủ yếu trong ngành y tế .
  • Cồn 70 độ rất thích hợp để sát trùng vết thương. Cồn 70 độ vừa sát khuẩn tốt mà lại không gây bỏng da, kích ứng da. Tại những bệnh viện, thường sử dụng loại cồn này để sát trùng sau khi tiêm thuốc cho bệnh nhân. Còn ở nhà, chúng ta có thể dùng ethanol 70 độ để vệ sinh phòng hằng ngày. Đặc biệt, cồn loại này có khả năng khử mùi phòng cực kỳ tốt.
  • Cồn 90 độ được sử dụng để sát khuẩn hiệu quả trong y học và thẩm mỹ, nhà máy sản xuất thuốc, hóa dược,… Các vết thương sau khi phẫu thuật có thể dùng cồn 90 độ để khử trùng. Cồn 90 độ là một phần không thể thiếu trong việc điều chế thuốc gây mê, thuốc ngủ. Tuy nhiên, chúng ta không được tự ý pha chế cồn với đồ uống vì có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ra, còn dùng như một chất khử khuẩn bề mặt tương tự cồn 70 độ.

5. Nên dùng cồn 70 độ hay 90 độ để sát khuẩn nhanh?

Cồn có tác dụng kháng khuẩn là do cồn gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Do đó, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau. Qua thực nghiệm sử dụng chứng minh cho thấy nồng độ 70 độ có tác dụng sát trùng da, vết thương tốt hơn so với cồn 90 độ.  Điều này được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên khuyến cáo nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.

 6. Tiêu chuẩn cồn y tế

  • Hiện nay trên thị trường có bán các loại cồn y tế không đúng quy định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do chứa thành phần chủ yếu là methanol, có những sản phẩm hoàn toàn là methanol, không phải ethanol.
  • Có thể bạn chưa biết methanol không tốt cho cơ thể, vì lý do này nó được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ. Nếu sử dụng với hàm lượng cao sẽ gây đau đầu, buồn nôn, suy giảm thị lực, suy hô hấp …
  • Theo quy định, cồn y tế được bán ra thị trường phải được đăng ký hoặc công bố chất lượng.

7. Cồn y tế khác cồn công nghiệp, cồn thực phẩm như thế nào?

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cồn và mỗi loại được sản xuất với một ứng dụng khác nhau, nếu không phân biệt được sẽ gây khó khăn trong việc chọn mua và sử dụng không phù hợp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết để sử dụng an toàn và hiệu quả 3 loại cồn này nhé!
  • Đầu tiên là cồn công nghiệp: là loại cồn có thành phần chứa methanol. Chủ yếu được sử dụng chủ yếu vào mục đích công nghiệp như làm nguyên liệu đốt cho động cơ, công nghiệp in, dệt may và tẩy rửa các linh kiện điện tử và có nồng độ: 70%, 80%, 90 %, 95%, 96 % và 99%. Tuyệt đối không uống và tránh tiếp xúc với da và mặt.
  • Kế đến là cồn thực phẩm : nó gồm loại cồn có thành phần chính là Ethanol đã được chưng cất và tinh luyện cũng như loại bỏ hầu hết các tạp chất như dầu Fusel, Andehyd, Acid, Este. Ứng dụng để tạo thành các loại đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để vệ sinh, sát trùng vết thương, hoặc sản xuất mỹ phẩm.
  • Cuối cùng là cồn y tế: là cồn tinh luyện Etanol dùng trong y tế, dược phẩm. Và rất ít hại da, không thẩm thấu vào máu khi dùng lâu dài.
  • Cồn y tế khi đốt lên ngọn lửa màu vàng, cồn công nghiệp khi đốt lên ngọn lửa màu xanh.
  • Cồn y tế có hương thơm đặt trưng như rượu còn cồn công nghiệp mùi rất gắt. Cồn y tế 70 độ dùng mát lạnh và không hại da tay, cồn công nghiệp thì hại da tay.

8. Cồn y tế có độc không?

  • Đây chắc hẳn là thắc mắc của mọi người trước khi muốn sử dụng một sản phẩm nào đó. Dành cho những ai chưa biết thì cồn y tế mà chúng ta thường dùng hàng ngày là loại cồn ethanol. Ethanol với hàm lượng cho phép có thể dùng trong lĩnh vực y tế. Nhưng nếu sử dụng hàm lượng lớn có thể tê liệt dây thần kinh, hệ hô hấp và tuần hoàn máu.
  • Những lưu ý khi dùng cồn y tế bạn nên biết
  • Bạn cần phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Cồn có thể gây xót, rát da, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Khi cồn dính vào mắt miệng phải xử lý ngay với nước sạch và đến khám tại các cơ sở chữa bệnh nếu có có dấu hiệu nặng.

9. Cồn y tế có cháy không?

  • Cồn y tế là sản phẩm dễ cháy vì vậy cần tránh nguồn nhiệt, tia lửa khi sử dụng.
  • Hiện nay đang trong tình hình diễn biến phức tạp thì đối với 1 số hành khách di chuyển bằng máy bay thì vấn đề “Cồn y tế có mang lên máy bay được không?” là quan tâm hàng đầu. Việc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn thay thế cho việc rửa tay bằng xà phòng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, để ngăn chặn lây lan virus Covid-19.
  • Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đưa ra khuyến cáo với các quốc gia thành viên nới lỏng quy định về mang chất lỏng có cồn lên tàu bay, áp dụng từ ngày 7/3/2020. Lưu ý, dung dịch nước rửa tay và xịt khuẩn được phép mang lên máy bay theo hành lý xách tay trong điều kiện trọng lượng tối đa không quá 100ml.

10. Cồn y tế màu gì?

  • Một trong những thắc mắc khá phổ biến đó là “Cồn y tế màu trắng và màu xanh khác nhau như thế nào?”. Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay sau đây nhé!
  • Cồn y tế có 2 loại:
  • Cồn màu trắng là cồn 70 độ, có khả năng sát khuẩn cao nhất, nên thường được dùng sát khuẩn vết thương. Cồn trắng cũng có 1 số loại 90 độ.
  • Cồn xanh là do chất xanh Metylen (cũng là chất sát khuẩn) tạo nên, cồn này được sử dụng cho các trường hợp sát trùng dụng cụ, bôi trên da trước khi tiêm chích…

11. Cách bảo quản cồn y tế

  • Người sử dụng cần lưu ý những hướng dẫn sau để có thể bảo quản cồn đúng cách và an toàn khi sử dụng:
  • Bảo quản cồn ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Khi không may xảy ra cháy nổ cồn, tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy. Cần sử dụng chất khô như cát hoặc bình chữa cháy khí CO2 để dập lửa.
  • Bình đựng cồn sau khi sử dụng hết cần phân loại và xử lý. Không được tái sử dụng vì lượng cồn sót lại có thể hòa tan vào nước gây hại cho người sử dụng.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

12. Cồn y tế giá bao nhiêu ?

  • Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang tiến triển ngày một phức tạp và nhu cầu sử dụng sản phẩm khử khuẩn tăng cao, mức giá của cồn y tế bị kẻ gian lợi dụng để tăng giá gấp nhiều lần cũng như bán những loại cồn không rõ nguồn gốc và xuất xứ để kiếm lời. Do đó người mua cần tỉnh táo để tránh trường hợp bị lừa gạt về giá cả cũng như sản phẩm.
  • Giá cồn giao động từ 30.000 đến 100.000 mỗi lít tùy vào chất lượng cồn và tiêu chuẩn sản xuất của mỗi cơ sở.

13. Cồn y tế mua ở đâu?

  • Quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm cồn y tế, các sản phẩm khử khuẩn phòng dịch chính hãng và giá sỉ vui lòng liên hệ VIPHAEN để được cung cấp những sản phẩm uy tính,chất lượng và giá cả vô cùng ưu đãi.

14. Cồn y tế loại nào tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi sản xuất cồn, nhưng không phải loại nào cũng đạt chuẩn cồn sử dụng trong y tế. Vì vậy , cần phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm định và công bố lưu hành sản phẩm có ghi rõ cồn y tế.

Hiện tại cồn y tế Ethanol 70 OPC, Dung dịch sát khuẩn tay Bidiphar được sản xuất tại nhà máy dược đạt tiêu chuẩn GMP của bộ y tế và có giấy công bố