Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn xử lý hồ bơi bị rêu tảo hiệu quả

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI

Hướng dẫn xử lý hồ bơi bị rêu tảo

Điều kiện của nước hồ bơi rất dễ sinh ra rêu tảo vì thế cần kiểm soát và có cách xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân làm bể bơi nhiễm rêu tảo

  • Nguồn nước đưa vào hồ bơi không sạch: hệ thống lọc không đảm bảo sẽ để lọt các ấu trùng và các chất bụi bẩn khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh ra tảo.
  • Ánh nắng mặt trời nhiều và chiếu trực tiếp: tạo điều kiện thuận lợi cho rêu tảo phát triển và sinh sôi mạnh.
  • Hệ thống lọc hồ bơi hoạt động kém hiệu quả, không triệt để
  • Khử trùng không kịp thời và thường xuyên
  • Bề mặt bể bơi thô, có nhiều kẽ hở, vết nứt: tạo điều kiện cho rêu tảo sinh sôi và trú ẩn.

Để loại bỏ được tảo triệt để trong hồ bơi bạn cần xác định rõ xem đâu là loại tảo đang sinh trưởng, phát triển.

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI

Các loại tảo phổ biến trong hồ bơi

  • Tảo xanh:

Đây là loại tảo phổ biến và dễ tiêu diệt nhất có màu diệp lục.

Tảo xanh trôi trong nước, làm có nước có đám có gợn có nhầy vào tạo cho nước có màu xanh lục. Tảo xanh thường bám vào tường và sàn.

  • Tảo vàng:

Loại tảo này chúng ta có thể nhận thấy và quan sát bằng mắt thường.

Chúng có màu vàng như cát hồ bơi hoặc giống như màu của phấn hóa.

Loại tảo này khá hiếm xuất hiện và không nhầy nhụa như tảo xanh, Tuy nhiên nó kháng Clo nên việc loại bỏ rất khó khăn.

  • Tảo đen:

Theo khoa học thì đây là một loại vi khuẩn lam.

Nó phát triển và bám chặt sâu vào các bề mặt bê tông khiến việc tiêu diệt rất khó.

Nếu không diệt tận gốc nó sẽ quay trở lại và phát triển nhanh chóng

Cách xử lý nước bể bơi bị nhiễm rêu tảo

  1. Dụng cụ, hóa chất dùng để xử lý rêu tảo trong hồ bơi.

Bộ vê sinh hồ bơi gồm:

  • Bàn hút, ống mềm, thanh nhôm, bộ test pH-Clo, bộ xe đẩy vệ sinh hoặc sử dụng bơm hệ thống lọc thuần hoàn.
  • Hóa chất điều chỉnh pH của nước: Soda hoặc Acid HCl 32% – 35%. Hóa chất trợ lắng PAC hoặc không có dùng phèn chua để keo tụ.
  • Hóa chất diệt rêu, tảo: sử dụng chlorine 70% hoặc TCCA 90% để diệt rêu, tảo trong hồ.
hóa chất xử lý hồ bơi
hóa chất xử lý hồ bơi
  1. Các bước xử lý nước bể bơi bị nhiễm rêu tảo

Bước 1: Loại bỏ rác thải, cặn bẩn trong bể bơi

Trước khi tiến hành loại bỏ hoàn toàn nước bị nhiễm rêu tảo thì việc đầu tiên là làm sạch: loại bỏ rác thải, cặn bẩn trong bể bơi.

Sử dụng các thiết bị chuyên dụng trong vệ sinh hồ bơi để vớt rác và đầu hút để loại bỏ bớt tảo trong nước hồ.

Bước 2: Dùng bàn chải hồ bơi

Việc hút bớt tảo rêu trong hồ là việc làm cần thiết, tiếp đến nên dùng bàn chải chuyên dụng, cọ bể bơi để loại bỏ rêu tảo ở những vị trí khuất, khó vệ sinh hoặc khu vực ít ánh sáng.

Đây là bước khá quan trọng để tiếp đến khử trùng hiệu quả hơn.

Bước 3: Kiểm tra và cân bằng nước

Để hóa chất diệt tảo rêu phát huy tác dụng cao nhất cần tiến hành kiểm tra độ kiềm và PH trong hồ.

Cần chú ý PH quá cao hoặc kiềm quá thấp sẽ làm ức chế độ diệt khuẩn của hóa chất khi sử dụng.

  • Test nhanh pH-Clo

Sử dụng bộ Test nhanh pH-Clo để đo thông số pH và Clo trong hồ bơi tại thời điểm xử lý là bao nhiêu.

  • Nếu pH thấp sử dụng Soda nân pH
  • Nếu pH cao dùng Acid HCl 32%-35% để hạ pH về pH=7.2-7.6.
Bước 4: Làm sạch bộ lọc bể bơi

Bộ lọc bể bơi là nơi rêu tảo dễ bám và xác rêu tảo còn sót lại gây ô nhiễm hoặc tạo điều kiện rêu tảo phát triển thêm.

Vì thế, cần làm sạch bộ lọc bằng cách lật ngược bộ lọc và bộ lọc cát.

Bước 5: Sốc hồ bơi
  1. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tảo trong bể bơi mà dùng hàm lượng hóa chất phù hợp.
  2. Đối với Chlorine 70% (loại chuyên dụng diệt vi khuẩn, tảo, rêu,…) cần chú ý với thực hiện theo hướng dẫn ghi trên dán nhãn.
  3. Sau đó tùy vào theo loại tảo xuất hiện  trong bể nhà bạn mà nhân với số hai, ba, bốn lần:
  • Tảo xanh: sốc x2 lần
  • Tảo vàng hay xanh đậm: sốc x3 lần
  • Tảo đen: sốc x4 lần

– Không nên dùng hóa chất Clo thông thường để sốc hồ bơi vì việc dư axit cyanuric sẽ làm bể bơi tồi tệ hơn.

– Thời gian sốc hóa chất nên dùng vào chiều tối hoặc đêm.

Bước 6: Chạy bộ lọc để đưa các chất bẩn ra ngoài

Sau khi sốc hóa chất, nước sẽ chuyển xanh đục vì có chứa xác rêu tảo và chất bụi bẩn.

Vì thế, cần chạy bộ lọc từ 8h – 12 tiếng hoặc cho đến khi nước sạch.

Khi đó, có thể dùng kết hợp với chất kết dính hạt và rêu lơ lửng để tăng tốc quá trình làm sạch hồ bơi.

Bước 7: Kiểm tra nước một lần nữa

Sử dụng bộ kit test các chỉ số của nước để kiểm soát và phân tích nồng độ.

Qua đó, cần lọc, tuần hoàn nước liên tục và test hàm lượng hóa chất đạt ngưỡng an toàn thì mới tiến hành sử dụng bể bơi bình thường.

Bước 8: Làm sạch bộ lọc bể bơi một lần nữa

Lật ngược và rửa sạch bộ lọc bể bơi để loại bỏ hoàn toàn rêu, tảo còn sót lại.

Làm sạch bộ lọc bằng cách ngâm trong HCl pha loãng để đảm bảo diệt khuẩn triệt để.

Một số lưu ý cơ bản giúp ngăn ngừa tảo

  • Thay vì phải thường xuyên dùng hóa chất thì bạn nên lưu ý một số điểm sau đây sẽ giúp cho bể bơi hạn chế được việc xuất hiện tảo:
  • Duy trì cân bằng hóa chất trong bể, chạy máy bơm 8-12 giờ mỗi ngày và sốc thường xuyên.
  • Trước khi sử dụng thiết bị bể bơi, phao và đồ chơi vào bể bơi hãy đảm bảo đã vệ sinh làm sạch hoàn toàn.
  • Đồ bơi phải được giặt sạch sẽ trước khi xuống hồ.
  • Nếu bề mặt bê tông cũ cần phải tái tạo ngay lập tức. Luôn kiểm tra những bề mặt bị nứt, hở làm nơi ẩn náu của tảo để khắc phục kịp thời.

Một số loại chlorine 70% bạn có thể tham khảo tại đây

Chlorine Niclon 70G Tosoh Nhật Bản
Clorine Nhật Chlorine Star Chlon 70%
Clorine 70% Aquafit Ấn Độ
Clorine 70% Blea-Ji Cá heo Trung Quốc
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT
MST: 0317965800
Trụ sở: 19/1A đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Q. 12, Tp Hồ Chí Minh
CN : Tòa nhà Becamex Việt Sing ( Khu Vsip1 ) An Phú ,Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0977 49 80 40

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *