window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-LHYLGQSFQQ'); window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'AW-11418893835'); (function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start': new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0], j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src= 'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f); })(window,document,'script','dataLayer','GTM-WFLZZHMX');
Categories: Uncategorized

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Nơi Làm Việc Để Phòng Dịch COVID-19

Hướng Dẫn Vệ Sinh, Khử Khuẩn Nơi Làm Việc Để Phòng Dịch COVID-19

Dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân thì vệ sinh, khử khuẩn môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi làm việc.

1. Các vị trí cần vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc gồm:

  • Đối với nơi làm việc, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
  • Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
  • Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
  • Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa chứa Clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Chất khử khuẩn thông dụng thường dùng là Cloramin B, Javel pha đúng tỷ lệ theo NSX.
  • Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng Clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.
  • Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác…, nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước.
  • Lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn. Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.
  • Tăng cường lưu thông khí, hạn chế dùng điều hòa
  • Cần tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
  • Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.

Mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Xem cách pha Bloramin B khử khuẩn tại đây: https://viphaen.com/chloramin-b-25-schulke-sec-1-kg/

2.  Khử Khuẩn Và Vệ Sinh Môi Trường Khi Có Người Lao Động Mắc Covid-19 Tại Nơi Làm Việc

  • Khu vực cần khử khuẩn tại nơi làm việc:
    – Vị trí làm việc, phòng làm việc, phòng họp, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác…
    – Khu vực liền kề xung quanh: Tường bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ,…
    – Phương tiện chuyên chở người lao động (nếu có).
  • Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà;
    dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
  • Để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và an toàn, người lao động có thể tiếp tục làm việc vào ngày tiếp theo kể từ khi kết thúc công việc khử khuẩn./.

Nguồn: Cục y tế dự phòng

admin

Recent Posts

Quy trình xử lý nước thải thực phẩm Bảo vệ môi trường

Quy trình xử lý nước thải thực phẩm - bảo vệ môi trường và cộng…

2 tuần ago

Vi sinh Microbe – Lift Giải pháp bền vững cho xử lý nước thải

Vi sinh Microbe - Lift - Giải pháp bền vững cho xử lý nước thải…

2 tuần ago

Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 8/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một…

1 tháng ago

Hướng dẫn thực hiện báo cáo hóa chất.

Hướng dẫn thực hiện báo cáo hóa chất. Hướng dẫn thực hiện báo cáo tổng…

2 tháng ago

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT Sau lũ lụt,…

3 tháng ago

Hướng dẫn sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND trong nuôi cấy

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong nuôi cấy vi sinh Trường…

3 tháng ago

This website uses cookies.