window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-LHYLGQSFQQ'); window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'AW-11418893835'); (function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start': new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0], j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src= 'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f); })(window,document,'script','dataLayer','GTM-WFLZZHMX');
Để phòng ngừa dịch bệnh tại trường học như bệnh tay chân miệng, bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, trường học, trường mầm non phải chủ động thực hiện rửa tay thường xuyên, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần theo hướng dẫn như sau:
1. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn cho trẻ, người chăm sóc trẻ, học sinh, sinh viên và giáo viên. Rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ (thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ), khi bàn tay bị vấy bẩn, đặc biệt là sau khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bệnh.
2. Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Cloramin B, pha nửa muỗng cà phê trong 1 lít nước
Nguồn ảnh: Trường Tiểu học Hoàng Diệu dọn vệ sinh lớp học
3. Khử khuẩn:
– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ, Bàn ghế, thiết bị giảng dạy bằng dung dịch Cloramin B, pha một muỗng cà phê trong 1 lít nước.
– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày. Pha 5 muỗng cà phê bột cloramin B trong 1 lít nước. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.
Nguồn ảnh: Khử khuẩn phòng học tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng đúng cách:
+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.
+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.
Lưu ý: Nên dùng hai xô hoặc thau riêng biệt: một để chứa nước đã pha dung dịch khử khuẩn, một chứa nước sạch để xả bẩn. Khăn lau cũng nên dùng 2 cái riêng: một để lau khử khuẩn, một để lau lại, lau khô. Khi thấy dung dịch khử khuẩn hay nước xả bẩn, đục màu thì thay dung dịch hoặc nước khác. Không tận dụng dung dịch đã khử khuẩn đồ chơi, vật dụng để lau nhà vì dung dịch lúc này không đủ tác dụng khử khuẩn.
Nguồn: Website Bệnh viện 115
Quy trình xử lý nước thải thực phẩm - bảo vệ môi trường và cộng…
Vi sinh Microbe - Lift - Giải pháp bền vững cho xử lý nước thải…
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 8/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một…
Hướng dẫn thực hiện báo cáo hóa chất. Hướng dẫn thực hiện báo cáo tổng…
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT Sau lũ lụt,…
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong nuôi cấy vi sinh Trường…
This website uses cookies.