window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-LHYLGQSFQQ'); window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'AW-11418893835'); (function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start': new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0], j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src= 'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f); })(window,document,'script','dataLayer','GTM-WFLZZHMX');
Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mang các thành phần hoạt chất có nồng độ cao hơn bình thường, xử lý nước thải là việc kết hợp các giái pháp công nghệ thiết bị chuyên ngành nhằm loại bỏ, loại giảm các thành phần có trong nước thải, nhằm làm giảm hoặc loại trừ tác động ô nhiễm môi trường của nước thải.
Trải qua thời gian thực nghiệp thi công, Viphaen xin giới thiệu đến quý khách một số công nghệ xữ lý nước thải tiên tiến hiện nay.
Một trong những phương pháp xữ lý nước thải đầu tiên cũng tôi muốn nhắc đến là công nghệ xữ lý nước thải MBBR, bởi tính tiết kiệm diện tích giảm thiểu chi phí và khả năng xữ lý cao của công nghệ MBBR này.
A. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ MBBR
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộncác giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.
Ngoài ra, công nhệ MBBR còn mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn so với một số công nghệ cũ. Hơn nữa, công nghệ MBBR còn có thể xử lý tất cả các loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, y tế,…
B. Ưu điểm của công nghệ xữ lý MBBR
C. Nhược điểm của công nghệ MBBR
Ngoài những ưu điểm vượt trội của công nghệ MBBR như trên, bể MBBR còn có một số nhược điểm như sau:
– Công nghệ MBBR cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau MBBR
– Chất lượng bám sinh của vi sinh vật sẽ phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR
– Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng
AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
A. Nguyên lý xử lý AAO:
Sau khi xử lý sơ bộ nước thải được bơm vào cụm xử lý sinh học theo công nghệ AAO, nước thải được xử lý qua bể bùn hoạt tính yếm khí, tiếp đến sẽ chảy vào bể vi sinh hiếu khí, vi sinh vật sống bám trên các hạt bùn trong bể, tại đây quá trình vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ tốc độ cao, sau quá trình này thì các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải vì thế mà giảm dần, đặc biệt quá trình này làm giảm đáng kể hàm lượng N, P, có trong nước thải.
Trong đó: Yếm khí: để khử Hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, P,… Thiếu khí: để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD,
B. Ưu điểm công nghệ AAO
C. Nhược điểm công nghệ AAO
Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng). Đây là công nghệ đã được các chuyên gia trong nước, nước ngoài nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước thải.
Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài. Phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.
Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại. Trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.
B. Ưu điểm công nghệ MBR
C. Nhược điểm hệ thống MBR
Để tìm hiểu thêm về các công nghệ xữ lý nước thải và được tư vấn chi tiết về hệ thống xữ lý nước thải dành cho doanh nghiệp của bạn xin liên hệ :CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT (VIPHAEN) Hotlien : Hotline: 028 6681 5166
Quy trình xử lý nước thải thực phẩm - bảo vệ môi trường và cộng…
Vi sinh Microbe - Lift - Giải pháp bền vững cho xử lý nước thải…
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 8/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một…
Hướng dẫn thực hiện báo cáo hóa chất. Hướng dẫn thực hiện báo cáo tổng…
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT Sau lũ lụt,…
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong nuôi cấy vi sinh Trường…
This website uses cookies.